Tin vui: Hạt điều Việt Nam khởi sắc trên thị trường Thụy Sĩ

Theo số liệu từ Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), trong giai đoạn 2016 – 2020, nhập khẩu hạt điều của Thụy Sĩ sẽ tăng từ 1.900 tấn, bình quân 13,6% / năm (tính theo lượng) và 12,9% / năm (giá theo giá trị), và giá trị sản lượng năm 2016 là 1.898 10.000 đô la Mỹ đến 3,12 triệu tấn, với giá trị sản lượng năm 2020 là 28,24 triệu đô la Mỹ. Trong giai đoạn 2016 – 2020, sản lượng hạt điều nhập khẩu của Thụy Sĩ tiếp tục tăng trưởng. Đặc biệt, tốc độ tăng trưởng hạt điều nhập khẩu từ Việt Nam tương đối cao.

Nhập khẩu hạt điều Việt Nam tăng tại thị trường Thụy Sĩ

Nhập khẩu hạt điều Việt Nam tăng tại thị trường Thụy Sĩ
Nhập khẩu hạt điều Việt Nam tăng tại thị trường Thụy Sĩ

Theo đó, nhập khẩu hạt điều của Thụy Sĩ giai đoạn 2016 – 2020 tăng trưởng bình quân 13,6%/năm (tính theo lượng); và tăng 12,9%/năm (tính theo trị giá), từ 1,9 nghìn tấn, trị giá 18,98 triệu USD; năm 2016 tăng lên 3,12 nghìn tấn, trị giá 28,24 triệu USD năm 2020.

Trong đó, tốc độ nhập khẩu hạt điều của Thụy Sĩ từ Việt Nam tăng trưởng bình quân 20,4% (tính theo lượng); và tăng 19,8%/năm (tính theo trị giá), từ 742 tấn, trị giá 7 triệu USD năm 2016 tăng lên xấp xỉ 1,5 nghìn tấn; trị giá 12,33 triệu USD năm 2020.

Số liệu thống kê của ITC cũng cho thấy, nhập khẩu hạt điều của Thụy Sĩ từ Việt Nam; trong 6 tháng đầu năm 2021 đạt 777 tấn, trị giá 6,52 triệu USD; tăng 40,4% về lượng và tăng 35,6% về trị giá so với 6 tháng đầu năm 2020. Thị phần hạt điều của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Thụy Sĩ; tăng từ 38,58% trong 6 tháng đầu năm 2020 lên 53,16% trong 6 tháng đầu năm 2021.

Dự báo triển vọng thị trường rộng mở

Bắc Mỹ là nhà nhập khẩu hạt điều lớn nhất toàn cầu. Do yếu tố địa hình, khí hậu không thuận lợi cho việc sản xuất hạt điều; do đó khu vực này phụ thuộc vào nhập khẩu. Tương tự, châu Âu cũng phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu; trong khi nhu cầu tiêu thụ hạt điều có xu hướng ngày càng tăng. Châu Á – Thái Bình Dương là thị trường tiêu thụ hạt điều lớn nhất thế giới. Trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều sự quan tâm đến việc sử dụng hạt điều trong chế độ ăn uống thông thường và các món nhẹ ăn liền lành mạnh.

Dự báo triển vọng thị trường rộng mở
Hạt diều sau khi sơ chế

Việt Nam là nhà cung cấp hạt điều lớn nhất cho Hoa Kỳ, Trung Quốc, Australia, Canada và New Zealand. Trong bối cảnh làn sóng Covid-19 lần thứ 4 vẫn diễn biến phức tạp; ngành điều Việt Nam sẽ vẫn phải đối mặt với khó khăn trong ngắn hạn; do các biện pháp giãn cách xã hội được thắt chặt hơn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất, vận chuyển hạt điều của nước ta. Tình trạng thiếu container rỗng nhiều khả năng sẽ tiếp tục diễn ra trong những tháng tới; giá cước vận chuyển cao được dự báo sẽ kéo dài sang tận năm 2022. Giá cước phí tăng cao khiến giá hạt điều của Việt Nam khó cạnh tranh so với sản phẩm từ Ấn Độ, Brazil.

Gia tăng xuất khẩu ở nhiều thị trường

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, lũy kế từ đầu năm đến hết ngày 15/8/2021; xuất khẩu hạt điều của Việt Nam đạt 348,7 nghìn tấn, trị giá 2,14 tỷ USD, tăng 21,5% về lượng và tăng 15,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Giá xuất khẩu bình quân hạt điều của Việt Nam đạt 6.095 USD/tấn, giảm 6,1% so với cùng kỳ năm 2020.

Xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang hầu hết các thị trường chính đều tăng. Đáng chú ý, xuất khẩu hạt điều sang các thị trường Nga, Nhật Bản, Pháp… tăng mạnh. Theo Thương vụ Việt Nam tại UAE (kiêm nhiệm Qatar), 7 tháng đầu 2021, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam sang UAE đạt xấp xỉ 23 triệu USD, tăng 200% so với cùng kỳ năm trước.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *