Lễ cúng ông Công, ông Táo là một ngày lễ quan trọng trong văn hóa của người Việt. Vào hàng năm, năm hết Tết đến, vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch, các gia đình thường làm mâm cơm cúng, tiễn đưa ông Táo về trời. Trong ngày lễ này, các gia chủ sẽ chuẩn bị các lễ vật dâng lên ông Táo. Mặc dù là tục lệ này đã từ bao đời, thế nhưng không phải gia đình nào cũng có thể nắm được hết sự chính xác của các quy trình và phong tục cúng lễ truyền thống của người Việt Nam.
Mục Lục
Làm lễ cúng ông Công ông Táo
Mặc dù cúng ông Công ông Táo là truyền thống từ lâu đời của người dân Việt Nam, nhưng không ít những gia đình vẫn mắc phải những điều kiêng kỵ, dưới đây là những sai lầm khi cúng ông Công ông Táo. Cúng ông Công ông Táo phải làm trước 12h ngày 23 tháng chạp. Tùy vào gia chủ có thể cúng vào ngày 22 tháng chạp lúc trưa hoặc tối có thể là sang ngày 23 tháng chạp. Nên cúng trước 12h ngày 23 tháng chạp bởi vì theo dân gian đúng 12h ông Công ông Táo sẽ lên thiên đình để bẩm báo với Ngọc Hoàng một năm trôi qua.
Làm lễ cúng ở bếp: Theo quan niệm của dân gian, ông Công cai quản đất đai, ông Táo là vị thần trông coi bếp như vậy nhiều người nghĩ rằng cúng ông Công ở trên bàn thờ gia tiên, còn ông Táo phải cúng dưới bếp. Quan điểm này hoàn toàn sai từ bao đời nay các cúng bái luôn được tiến hành trên bàn thờ như cúng giao thừa, lễ cúng vào ngày rằm, chẳng có ai để bát hương, hoặc bàn thờ đặt dưới bếp cúng cả. Ngoài ra bàn thờ là nơi linh thiêng, nơi có thể kết nối âm dương, kết nối người phàm và các vị thần. Cần phải đặt ở nơi sạch sẽ thoáng mát. Trong bếp có nhiều tạp uế không thích hợp cho thờ cúng, trang nghiêm.
Phóng sinh cá chép
Khi phóng sinh cá chép nên thả từ từ để cá thể sống. Nếu đổ từ trên cao xuống giống như việc vứt, ném cá xuống sông. Thứ nhất cá không thể sống, thứ hai hành động đó mang ý nghĩa không tốt. Làm cỗ cúng ông Công ông Táo có thể làm cỗ mặn hoặc cỗ chay. Nếu làm một mâm cỗ chay thì cần chuẩn bị trầu cau, giấy vàng, giấy bạc, tiền, hoa quả, nước.
Còn đối với mâm cỗ mặn thì chuẩn bị giò chả, chân giò, xôi. Và các món ăn khác, nhưng cần tránh những loại thịt sau các món làm từ thịt chim, ngỗng, vịt, ngan, dê, bò, chó. Các gia đình có trẻ nhỏ nên cúng lễ là gà luộc. Gà này phải là gà cồ mới lớn đang tập gáy với mong muốn Táo Quân xin Ngọc Hoàng ban cho đứa trẻ. Được phát triển mạnh khỏe đầy khí chất.
>> Cập nhật thêm những bài viết mới tại Website sipromi.com.
Đặt mâm lễ cúng dưới bếp
Rất nhiều người Việt cho rằng, ông Công là thần thổ công. Vị thần cai quản đất đai trong nhà, cần được cúng trên bàn thờ chính trong nhà. Còn ông Táo là 23 vị đầu rau trông coi việc bếp núc nên sẽ được cúng ở dưới bếp. Tuy nhiên, trên thực tế việc cúng lễ như vậy là không đúng với phong tục. Quy tắc truyền thống lâu đời của dân tộc. Theo truyền thống, tất cả các vị này đều cần được thờ phụng trên ban thờ chính của gia đình. Hơn nữa, bếp là nơi đun nấu, không phải nơi thể cúng lễ. Mâm cỗ cúng 23 tháng Chạp cần được thực hiện ở nơi sạch sẽ, trang nghiêm nhất trong nhà.