Tiêu thụ tôm ở châu Âu hiện tại đang tăng trở lại do người dân đã được tiêm vaccine, nhiều cửa hàng mở cửa lại và trữ lượng tôm ở mức thấp Hiệp định thương mại tự do EVFTA sẽ trở thành cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP), 7 tháng đầu năm nay, xuất khẩu tôm đạt 2,2 tỷ USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2020.
XK tôm sang thị trường và các thị trường chính của nhóm như CPTPP, Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu đều tăng ở mức hai con số từ 15% -34%. Đáng chú ý là xuất khẩu tôm sang Hoa Kỳ tăng trưởng nhanh nhất, đạt 584 triệu đô la Mỹ, tăng 34% so với cùng kỳ năm ngoái, đây là một tín hiệu tốt với thị trường thủy sản Việt Nam.
Mục Lục
Xuất khẩu tôm tăng so với cùng kỳ năm ngoái
Số liệu từ báo cáo mới nhất của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho thấy; nửa đầu năm 2021, xuất khẩu tôm sang thị trường Australia đạt 88,7 triệu USD; tăng 81% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là thị trường ghi nhận mức tăng trưởng tốt nhất; trong số các thị trường nhập khẩu tôm chính của Việt Nam.
Tại thị trường Hoa Kỳ, Việt Nam là thị trường có mức tăng trưởng cao thứ 2 sau Ecuado; tăng 44,8% so với cùng kỳ năm 2020. Thị phần tôm Việt Nam tại Hoa Kỳ đã tăng từ 8,6% trong 6 tháng đầu năm 2020; lên 9,5% trong 6 tháng đầu năm. Trong khi đó, tại EU, Việt Nam là thị trường cung cấp tôm lớn thứ 4; trong số các thị trường cung cấp ngoài khối của EU. Hay tại Nhật Bản, tôm Việt Nam xuất khẩu đã chiếm 27,65%; trong tổng trị giá nhập khẩu của Nhật Bản trong nửa đầu năm 2021.
Nguyên nhân do nhu cầu nhập khẩu tôm của nhiều thị trường trên thế giới tăng
Theo các chuyên gia kinh tế, có được sự tăng trưởng trên; do nhu cầu nhập khẩu tôm của nhiều thị trường trên thế giới tăng; bên cạnh đó, lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới cũng là yếu tố hỗ trợ xuất khẩu tôm của Việt Nam.
Hiện, nhu cầu nhập khẩu tôm của thế giới có chiều hướng tăng cao; do nhiều quốc gia đã đạt được miễn dịch cộng đồng nhờ chương trình tiêm chủng vắc-xin; các quy định về đi lại được nới lỏng, dịch vụ ăn uống được mở cửa một phần; nên nhu cầu tiêu thụ thực phẩm tăng so với giai đoạn trước.
Bên cạnh đó, nhiều nhà nhập khẩu, nhà cung cấp, kênh phân phối bán lẻ đã thích nghi với dịch bệnh; để thúc đẩy lại hoạt động kinh doanh. Nhiều phương thức bán hàng được thay đổi theo hướng dịch vụ giao hàng tận nhà tăng lên, thanh toán trực tuyến…
Các cửa hàng của Châu Âu mở cửa
Tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu tôm sang EU đứng thứ hai sau Mỹ trong các thị trường. 7 tháng đầu năm, xuất khẩu tôm sang EU đạt hơn 320 triệu USD, tăng 26% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá trị xuất khẩu tôm sang 3 thị trường nhập khẩu chính trong khối; gồm Đức, Hà Lan và Bỉ đều ghi nhận mức tăng trưởng hai con số.
Quý II, các cửa hàng dịch vụ thực phẩm tại châu Âu; đã bắt đầu mở cửa trở lại khi các ca nhiễm COVID-19; tiếp tục giảm và việc tiêm phòng được triển khai. Nhu cầu tiêu thụ tôm mùa hè tại châu Âu tăng; lượng tôm dự trữ đang ở mức thấp; cùng với Hiệp định Thương mại tự do EVFTA; sẽ là cơ hội cho các nhà xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường này trong thời gian tới.