Tìm hiểu về cầu thang cắm tường: ưu nhược điểm và quy trình thi công

Đối với việc xây dựng nhà ở thì thi công cầu thang cũng là một hạng mục đặc biệt quan trọng. Bởi vì cầu thang chính là nơi kết nối các không gian phòng ốc trong căn nhà lại với nhau. Chúng giúp ngôi nhà có sự liên kết và cũng tăng tính thẩm mỹ cho không gian. Hiện nay thì có rất nhiều loại cầu thang đẹp được mọi người sử dụng cho nhà ở với rất nhiều cách xây dựng, nhiều vật liệu và hình dáng khác nhau. Tuy nhiên một trong số những loại cầu thang đẹp, thẩm mỹ nhất thì phải kể đến loại cầu thang cắm tường.

Hiện nay loại cầu thang này vẫn chưa được sử dụng quá phổ biến bởi vì nhiều lý do nhưng cũng là một lựa chọn rất đáng để suy nghĩ đến cho những ngôi nhà theo phong cách trẻ trung, sang trọng. Cùng sipromi ngay bây giờ tìm hiểu rõ hơn về loại cầu thang cắm tường này cũng như quy trình thi công chúng nhé!

Cầu thang cắm tường

Cầu thang cắm tường hay cầu thang bay, cầu thang gắn tường có thiết kế gần giống cầu thang xương cá. Nhưng tuy nhiên nó được thiết kế một vai cố định vào bên tường và một bên tự do. Điều này tạo tạo nên sự độc đáo, ấn tượng cho ngôi nhà.

Cầu thang cắm tường hiện nay chưa phổ biến rộng rãi bởi :

  • Chủ đầu tư chưa hiểu rõ về yếu tố kỹ thuật an toàn và kết cấu của cầu thang bám tường này
  • Nhiều người luôn có tư tưởng đẹp thì chi phí sẽ cao
  • Công ty thi công thiếu tài liệu kỹ thuật và thiếu kinh nghiệm thi công
  • Chủ nhà chưa nhận được sự tư vấn phù hợp với không gian của căn nhà
Cầu thang cắm tường
Khái niệm về cầu thang bay – cầu thang cắm tường

Cầu thang bay có cấu tạo như thế nào?

Mặc dù có vẻ ngoài tối giản nhưng cầu thang bay lại được cấu tạo từ rất nhiều bộ phận khác nhau. Mỗi một công trình hoặc phong cách kiến trúc, số lượng bộ phận của cầu thang bay sẽ khác nhau. Nhưng thường có cấu tạo gồm 3 phần:

  • Phần khung xương: Khung xương của cầu thang bay một bên được cố định vào tường và một bên được để tự do
  • Phần bậc thang: Bậc thang bay có thể được làm bằng sắt U ngửa, sấp, U chế, hộp vuông. Và chúng được bọc bằng bậc gỗ lim nam phi dày 2cm
  • Phần lan can tay vịn: Loại cầu thang này lan can tay vịn được làm rất đa dạng. Có thể là dây cáp, có thể là kính và cũng có thể được làm kim loại

Các phân loại cầu thang cắm tường

Phân loại theo chất liệu xương: theo tiêu chí này cầu thang cắm tường gồm 2 loại

  • Loại 1 : Cầu thang bay được làm bằng xương sắt thuần túy
  • Loại 2: Cầu thang bay được làm bằng xương bê tông cùng với sắt

Phân loại theo hệ thống sắt nâng bậc

  • Loại 1: Cầu thang bay bậc được làm bằng sắt U. Ở đây phần kết cấu sắt được làm bằng sắt U ( có thể là U chế hoặc cũng có thể là U đúc
  • Loại 2: Kết cấu nâng bậc được làm bằng sắt hộp hoặc sắt u chế theo dạng hộp
  • Loại 3: Kết cấu nâng bậc được làm bằng hộp dẹt chia ô

Những ưu và nhược điểm của loại cầu thang này

Những ưu và nhược điểm của loại cầu thang này
Sử dụng cầu thang cắm tường trong nhà ở có những ưu và nhược điểm nào?

Ưu điểm của cầu thang gắn tường

  • Với thiết kế độc đáo, cầu thang cắm tường mang đến sự mới lạ, sang trọng, tinh tế. Đặc biệt có tính thẩm mỹ cao cho không gian nhà ở
  • Không chỉ dễ vệ sinh mà kiểu thiết kế không có khe, kẽ giúp lưu thông không khí, ánh sáng và tạo độ thông thoáng  cho ngôi nhà
  • Do cầu thang cắm tường được làm bằng kết cấu sắt nên tiến độ thi công nhanh. Nó được hoàn thiện chỉ trong vòng 15 ngày. Nhanh hơn rất nhiều so với cầu thang kiểu truyền thống

Những nhược điểm của cầu thang gắn tường

  • Do kết cấu cầu thang cắm tường chỉ có một bên chịu lực, một bên tự do. Vậy nên cầu thang bay thường hay bị rung khi di chuyển
  • Thi công lắp đặt khá phức tạp, chi phí cao
  • Không phù hợp khi lắp cho công trình cũ bởi phần tường có thể không đáp ứng được yêu cầu chịu lực
  • Không thích hợp với gia đình có người lớn tuổi và trẻ nhỏ. Bởi khoảng trống, không dầm sẽ khiến cho bước chân bị hụt nếu không cẩn thận

Cần chuẩn bị như thế nào trước khi thi công cầu thang cắm tường?

Trước khi bắt đầu thi công cầu thang cắm tường cần chuẩn bị:

  • Một bản vẽ thiết kế
  • Các vật dụng thi công như thanh thép U có kích thước 200-300 và dày 7.5 đến 9.5 li
  • Thép hộp 40×40 dày từ 2.4 li trở lên
  • Thép phi 10-12 có độ dài lớn hơn 20cm
  • Dụng cụ đo, bút đánh dấu, máy hàn và sơn chống gỉ

Bên cạnh đó, để có một cầu thang chắc chắn, đúng thông số kỹ thuật thì không thể thiếu một đội ngũ thợ hàn có tay nghề.

Cần chuẩn bị như thế nào trước khi thi công cầu thang cắm tường?
Hình ảnh thiết kế phác thảo về nguyên liệu sử dụng và khả năng chịu lực của cầu thang gắn tường

Các bước trong quy trình thực hiện xây dựng cầu thang bay

Bước 1: Dựa vào bản vẽ thiết kế và hiện trạng của ngôi nhà để xác định vị trí cầu thang.

Bước 2: Xây bức tường theo độ chéo và độ vát của cầu thang theo bản vẽ kỹ thuật sau đó dùng thước đo lại.

Bước 3: Tiến hành ghim thanh U vào tường bằng các đoạn sắt phi 10-12. Sau đó kiểm tra độ nghiêng, độ phẳng của thanh U trên tường.

Bước 4: Tiến hành đổ bê tông và cố định thanh U.

Bước 5: Định vị các bậc cầu thang trên thanh U đã chuẩn bị và dùng dụng cụ để đánh dấu.

Bước 6: Tiến hành hàn bậc bằng 3 thanh hộp và chiều rộng của bậc thang không quá 1m

Bước 7: Cố định những mặt cầu thang lên thanh U đã đánh dấu. Sau đó chờ mối hàn chín rồi đi lại xem mối hàn đã đạt chưa và dùng dụng cụ đo chiều cao của bậc xem có giống trong bản vẽ không.

Bước 8: Sơn chống gỉ các mối hàn sau đó chát và thu dọn.

Bước 9: Trang trí và hoàn thiện: Đo đạc mặt bậc cầu thang và đưa tấm gỗ phù hợp, cuối cùng là hoàn thiện lan can.

Hy vọng qua bài viết này có thể giúp bạn đọc thấy được những ưu điểm, nhược điểm, cấu tạo và quy trình thi công cầu thang cắm tường để có thể  chọn lựa được những mẫu cầu thang phù hợp với ngôi nhà tương lai của mình.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *