Tuy rằng công trình kiến trúc xanh đang là xu hướng chủ đạo trong xây dựng dân dụng tại Việt Nam. Thế nhưng vẫn có những suy nghĩ lệch lạc về loại công trình này. Người ta không năm rõ các tiêu chí đánh giá “xanh” cho một công trình. Như vậy vô hình chung khi thiết kế công trình đi sai hướng và không hiệu quả. Dẫn đến công trình không đảm bảo yếu tố bảo vệ môi trường. Do đó việc hiểu biết các định nghĩa về loại công trình này là cần thiết với các kiến trúc sư. Bên cạnh đó cũng cần biết về những tư duy sai lầm về loại công trình để tránh khi thiết kế.
Mục Lục
Các định nghĩa về công trình kiến trúc xanh
Hội đồng Công trình xanh thế giới (WGBC) định nghĩa
Công trình “xanh” là công trình trong thiết kế, xây dựng hoặc vận hành giảm thiểu các tác động xấu. Và có thể tạo ra những tác động tích cực đối với khí hậu và môi trường của chúng ta. Công trình “xanh” bảo tồn tài nguyên thiên nhiên quý giá và nâng cao chất lượng cuộc sống. Trên cở sở đó WGBC đã đưa ra một loạt tiêu chí tạo nên ngôi nhà “xanh”.
- Sử dụng hiệu quả năng lượng, nước và các tài nguyên khác
- Sử dụng năng lượng thay thế (VD: năng lượng mặt trời)
- Có giải pháp hạn chế ô nhiễm, phế thải và tái chế, tái sử dụng
- Đảm bảo chất lượng không khí của môi trường bên trong công trình
- Sử dụng vật liệu không độc hại, có trách nhiệm và bền vững
- Tính đến yếu tố môi trường trong thiết kế, thi công và vận hành
- Tính đến chất lượng cuộc sống trong thiết kế, thi công và vận hành
- Thiết kế đảm bảo phù hợp với biến đổi của môi trường
Hội đồng công trình xanh Việt Nam (VGBC) định nghĩa
Công trình xanh là công trình đạt được hiệu quả cao trong sử dụng năng lượng và vật liệu. Giảm thiểu các tác động xấu tới môi trường. Đồng thời được thiết kế để có thể hạn chế tối đa những tác động không tốt của môi trường xây dựng tới sức khỏe con người và môi trường tự nhiên thông qua:
- Sử dụng năng lượng, nước và các nguồn tài nguyên khác một cách hiệu quả
- Bảo vệ sức khỏe người sử dụng và nâng cao năng suất lao động
- Giảm thiểu chất thải, ô nhiễm và hủy hoại môi trường
Suy nghĩ sai lầm về công trình kiến trúc xanh
Quá trình phát triển đô thị thường đi kèm với các dự án về công trình kiến trúc xanh. Nhằm tạo nên sự cân bằng với môi trường. Cũng như giảm những tác động của môi trường nhân tạo với khí hậu. Kiến trúc xanh đã phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới và tạo nên một nền “công nghiệp xanh” thực sự.
Việt Nam cũng là một trong những quốc gia tiếp nhận và đang phát triển nó. Với ngày một nhiều các dự án xanh được thực hiện. Và cũng có những tầm ảnh hưởng nhất định. Tuy nhiên, ngoài những thành tựu đáng tự hào về các công trình xanh này, những nhận thức về công trình kiến trúc xanh ở Việt Nam còn mang nặng nhiều tư duy sai lầm khiến chúng ta phát triển nhưng trình độ chưa bằng bạn bè trên thế giới? Bài phân tích dưới đây sẽ lí giải cho bạn biết nguyên nhân tại sao!
Công trình càng nhiều cây xanh thì càng “xanh”
Giá trị xanh thực sự bị lạm dụng bởi lối suy nghĩ này. Đa phần công trình xanh được hiểu theo ý nghĩa là công trình được trồng nhiều cây xanh. Công trình càng trồng nhiều cây thì càng “xanh”. Cách tư duy này hoàn toàn đúng nếu quá trình từ khảo sát, thiết kế chuẩn bị vật liệu đến thi công công trình được đồng bộ tuyệt đối. Tuy nhiên, hiện tại ở Việt Nam chưa có một công trình nào được hoàn thiện như vậy.
Việc cố gắng trồng nhiều cây xanh khiến cho việc huy động thêm các giải pháp khác. Như chống thấm, sử dụng nhiều các vật liệu không thân thiện với môi trường. Để tiết kiệm chi phí, chi phí vận chuyển, chăm sóc,.. Vô hình chung, công trình xanh chưa thực sự “xanh” như chúng ta vẫn nghĩ.
Công trình xanh là dùng cây xanh để tăng tính thẩm mỹ
Có đến 100% các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng, kiến trúc đều sử dụng cây xanh như một nguyên, vật liệu không thể thiếu. Trong việc tạo nên tính thẩm mỹ của công trình. Đặc biệt, nếu bạn là người thường xuyên xem các bản thiết kế được “vinh danh” là công trình kiến trúc xanh. Thì chắc hẳn phải ngạc nhiên về sự sáng tạo của các nhà thiết kế với nhiều mảng xanh được thiết kế rất cầu kì. Tuy nhiên, thực tế lại khác. Nếu bạn so sánh giữa bản thiết kế với ngoài thực thì liệu giống được bao nhiêu phần trăm? Hiện thực cây xanh của công trình thực thế thực sự chưa được quan tâm, tính thẩm mỹ liệu được đảm bảo bằng mấy phần thiết kế?
Công trình kiến trúc xanh phải là công trình mới xây dựng?
Quan niệm này hoàn toàn chưa thực sự chính xác. Thực tế đã chứng minh rằng, có rất nhiều công trình xanh được xây dựng từ trước, trước giai đoạn cuối thế kỉ 19 (cuối thế kỉ 19 là bắt đầu kỉ nguyên của kiến trúc xanh) cũng được đánh giá là những công trình xanh, chứ không phải các công trình mới hiện nay.
Nhiều minh chứng đã chứng minh cho điều đó là sự thật. Bởi nếu bạn đem các tiêu chí so sánh công trình xanh thời nay, với công trình được xây dựng lúc đó. Thì chắc chắn không khỏi ngạc nhiên: điểm số chấm điểm ngang bằng, thậm chí là vượt trội hơn. Những giá trị xanh cổ đó xứng đáng được tôn vinh.
Công trình xanh có chi phí đầu tư lớn
Hầu hết các công trình xanh đều sở hữu những vật liệu thân thiện với môi trường. Như pin năng lượng mặt trời, thiết bị tiết kiệm năng lượng,..mà người ta hay gọi là phương pháp chủ động. Chính vì thế, chi phí đầu tư cho loại công trình này là khá lớn. Và nó được gọi là công trình xanh. Tuy nhiên, nếu chi phí đầu tư lớn thì liệu những người không có vốn đầu tư có thể tự xây cho mình được một công trình xanh hữu ích hay không? Câu trả lời là có.
Nhiều công trình sử dụng phương pháp thụ động. Bằng việc tính toán hợp lí các chi tiết có thể tận dụng từ môi trường. Ví dụ, để giảm việc sử dụng pin năng lượng mặt trời với các tấm kính Low-E hấp thụ nhiệt. Bạn chỉ cần tính toán góc nhận bức xạ thấp nhất. Sau đó thiết kế công trình tránh khu vực đó ra. Phần nhận bức xạ nhiều sẽ là nơi lắp kính. Vô hình chung, ta có thể chủ động tiết kiệm được một phần chi phí rồi đúng chứ?
Công trình kiến trúc xanh sử dụng năng lượng hiệu quả nhất?
Chúng tôi sẽ phân tích cho bạn bằng một ví dụ sau: Công trình xanh của bạn hiện tại số cây xanh chiếm đến hơn nửa diện tích. Bạn sẽ phải mất rất nhiều công sức, nước, điện,.. để chăm sóc chúng. Vậy điều này có được coi là sử dụng năng lượng hiệu quả?
Hoàn toàn không. Trong hệ thống tiêu chí đánh giá công trình kiến trúc xanh, năng lượng chỉ chiếm từ 30-35%. Nhưng trong thực tế, nhiều công trình xanh sử dụng mức năng lượng còn vượt nhiều. Vì thế, quy mô hay tính chất của công trình mới là yếu tố đánh giá đến mức sử dụng năng lượng của công trình đó.
Đó là 5 trong số những tư duy sai lầm nổi bật về quan niệm công trình kiến trúc xanh ở Việt Nam. Bạn có nghĩ rằng, chính những tư duy sai lầm này là cản trở cho sự phát triển của một nền văn minh “xanh” này không? Nếu bạn nghĩ là đúng, thì đây tiếp tục là một tư duy sai lầm. Bởi những tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá công trình xanh cũng chỉ là những lí thuyết, những con số thiếu thực tế. Đa phần khi áp dụng tại Việt Nam, nó đều được biến tướng, hay bóp méo. Bất chấp để biến công trình này thành công trình xanh thực.
Chính vì vậy, khi hội nhập và phát triển, học hỏi các tư duy tiến tiến của các nước trên thế giới. Sau đó chắt lọc vào Việt Nam, vừa học vừa thực hành thực tế. Thường xuyên cập nhật, điều chỉnh, kiểm tra để đúng với định hướng là công trình xanh 100%.