Thời tiết Việt Nam đặt cho các kiến trúc sư một nhiệm vụ thường thấy trong thiết kế công trình. Đó là sử dụng các giải pháp che nắng cho công trình hiệu quả. Các biện pháp cần được áp dụng sao cho đạt được những yêu cầu. Bao gồm các yêu cầu về tính hiệu quả, chi phí hợp lý, sự thích hợp về thẩm mỹ, tuổi thọ – thời gian sử dụng lâu dài. Các yêu cầu này không quá khó nhưng cần được đảm bảo đạt tiêu chuẩn. Có nhiều biện pháp thực hiện nhiệm vụ thiết kế này để lựa chọn.
Mục Lục
Che nắng cho công trình hiệu quả
Chắc hẳn bạn cũng biết, khi thiết kế bất kỳ một công trình nào, chúng ta đều cần quan tâm đến vấn đề: Giải pháp chống nóng cho công trình. Đặc biệt là khi thiết kế nhà ở. Nếu không suy xét đến vấn đề này, cái nắng nóng gay gắt của mùa hè làm bạn oi bức dù đang ở trong nhà. Vậy bạn đã biết các giải pháp che nắng cho công trình hiệu quả nhất hiện nay chưa? Nếu chưa, hãy theo dõi bài viết này. Chúng tôi sẽ bật mí đến bạn 3 giải pháp chống nóng công trình tuyệt vời nhất!
Chọn hướng cho ngôi nhà – một trong các giải pháp che nắng cho công trình hiệu quả
Bạn đã từng nghe thấy câu nói “lấy vợ hiền hòa, làm nhà hướng Nam” rồi chứ? Hầu hết, khi xây dựng bất kỳ công trình nào, mọi người đều nhớ đến câu nói này. Bởi vì, hướng Nam luôn được coi là hướng đón gió. Khi làm công trình theo hướng này, bạn có thể tránh được những tia bức xạ trực tiếp của mặt trời. Vì mặt trời mọc đằng Đông và lặn đằng Tây. Chính vì thế, khi nhắc đến các giải pháp chống nóng hiệu quả thì đây chính là giải pháp đầu tiên.
Cụ thể, bạn cần phải ưu tiên hướng tốt, ít chịu ảnh hưởng của mặt trời cho: không gian sinh hoạt, nghỉ ngơi hay không gian làm việc. Để có được một không gian tốt nhất để sinh hoạt và làm việc thì bạn không nên chọn hướng tự do.
Bạn nên xem hướng nào hợp phong thủy nhất và mát mẻ nhất. Chẳng hạn, khi chọn hướng nhà ở, mọi người thường để mặt nhà ở hướng Tây Đông. Vì đây là phần có diện tích bề mặt nhỏ nhất nên có thể hạn chế được tia bức xạ của mặt trời.
Còn với những công trình khác, chúng ta cần ưu tiên những công trình chính. Bạn cần xem xét để thiết kế sao cho tổng mặt bằng hợp lý. Với những công trình chủ đạo, yêu cầu che nắng cao thì bạn cần ưu tiên chọn hướng tốt nhất nhé!
Che nắng cho công trình bằng việc sử dụng hệ sinh thái tự nhiên
Thực tế, khi thiết kế công trình, ai ai cũng quan tâm đến không gian xanh, không gian sinh thái tự nhiên. Đối với cuộc sống, cây xanh, nước,… luôn là những yếu tố rất quan trọng. Và khi bạn tìm kiếm giải pháp che nắng công trình thì cây xanh cũng là sự lựa chọn rất hợp lý. Khi trồng cây xanh, chúng có thể đem đến cho bạn bóng mát, đem đến không khí trong lành. Và cùng với đó, công trình của bạn cũng được che chắn khỏi bức xạ mặt trời.
Còn nước, khi độ ẩm không khí không bão hòa, nước sẽ xuất hiện hiện tượng bốc hơi. Và đó chính là quá trình nước thu nhiệt từ môi trường. Cho nên, nhiệt độ môi trường xung quanh sẽ giảm xuống. Vì thế, khi thiết kế công trình, bạn kết hợp cây xanh và mặt nước sẽ giúp công trình trở nên thoáng mát.
Đặc biệt là hiện nay, tại các đô thị lớn, diện tích có hạn nên mọi người thường chỉ chú trọng đến kiến trúc công trình. Vì thế, tỷ lệ không gian tự nhiên dần dần ở mức đáng báo động. Đó là lý do mọi người thường cho rằng về quê, nhiều cây xanh, nhiều ao hồ sẽ mát hơn thành phố. Nếu bạn đang cần chống nóng công trình thì đừng bỏ qua yếu tố này nhé!
Áp dụng các giải pháp che nắng trong việc thiết kế kiến trúc công trình
Thực chất, muốn che nắng công trình thì bạn cần xem xét ngay từ khi thiết kế kiến trúc. Vì khi suy xét ngay từ đầu, bạn có thể đưa ra những hướng giải pháp tốt nhất, hợp lý nhất. Thông thường, khi thiết kế kiến trúc công trình, mọi người sẽ tuân thủ theo 3 nguyên tắc cơ bản. Đó là:
- Tránh nắng
- Chống nóng
- Thông gió
Và để tuân thủ đúng 3 nguyên tắc này, bạn có thể thực hiện các công việc sau:
Sử dụng các dụng cụ che nắng
Bạn có thể hiểu đơn giản: Che nắng là việc sử dụng các yếu tố công trình như: ô văng, mái hắt hay tấm chắn dọc,… nhằm mục đích giúp công trình tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời. Từ đó, công trình không cần phải hấp thụ quá nhiều tia bức xạ mặt trời, gây nên hiện tượng oi bức, nóng nực quá mức.
Với những dụng cụ che nắng, bạn có thể làm cho ánh sáng vẫn đi vào phòng thông qua cửa sổ một cách bình thường. Thế nhưng, tấm che nắng lại giữ lại được nhiệt và nguồn ánh sáng chói trực tiếp. Do đó, tấm chắn nắng có thể đáp ứng được yêu cầu mà nhiều người đặt ra. Trên thị trường hiện nay, tấm chắn nắng được dùng phổ biến nhất là tấm ô văng. Mọi người thường bố trí tấm ô văng cố định luôn bên ngoài công trình để hứng ánh sáng trực tiếp. Nếu bạn chưa biết đến sản phẩm này, hãy thử sử dụng nhé!
Chuyển hướng ánh sáng đến những nơi cần sáng
Để tiến hành chuyển hướng ánh sáng, bạn cần sử dụng đến các yếu tố công trình như:
- Kệ hắt sáng
- Các vách hướng ánh sáng
Khi thiết kế các yếu tố này cho công trình, chúng sẽ giúp công trình chuyển hướng ánh sáng. Hay nói cách khác là đưa ánh sáng từ những vị trí không cần ánh sáng đến nơi cần. Khi đó, bạn có thể giúp các công trình chủ đạo tránh được ánh sáng trực tiếp. Đặc biệt, khi sử dụng vách hướng ánh sáng, bạn nên kết hợp với giếng trời hoặc mái vòm. Vì chúng sẽ giúp phân bố ánh sáng tốt nhất cho công trình của bạn.
Thông gió tự nhiên cho công trình
Bất kỳ công trình nào cũng cần quan tâm đến vấn đề thông gió. Nhất là đối với những công trình xây dựng nhà ống tại thành phố. Đa số, cửa chính sẽ được bố trí ở hướng đón gió. Và cửa thoát gió sẽ được đặt ở cuối của hướng đón gió. Tuy nhiên, bạn không nên bố trí cho 2 cửa này đối diện nhau. Ngoài ra, để thông gió, giếng trời sẽ là giải pháp vô cùng hiệu quả.
Thiết kế kế mái che kính mờ, kính màu
Hiện nay, hệ chắn nắng cho công trình còn kết hợp các loại kính mờ, kính màu để điều tiết ánh sáng mạnh từ mặt trời. Ngoài ra, chúng còn được được thiết kế hệ thống điều khiển tự động. Việc này để thuận tiện cho việc điều chỉnh độ nghiêng phù hợp. Tuy dạng chắn nắng cao cấp này khá thuận tiện nhưng lại có chi phí rất cao. Thường chỉ áp dụng tại sảnh của những nhà hàng, khách sạn, tòa nhà cao tầng.
Trên đây chính là các giải pháp che nắng cho công trình hiệu quả nhất mà bạn cần biết. Nếu có điều kiện, bạn nên thực hiện đồng thời cả 3 giải pháp trên. Chắc chắn, công trình của bạn sẽ được chống nóng tối ưu nhất!