Bất chấp các khó khăn do diễn biến phức tạp của dịch bệnh gây ra, Việt Nam vẫn đang vững bước trên con đường trở thành điểm dừng chân ưa thích của giới đầu tư nước ngoài. Sở dĩ nước ta có được điều này là do thế mạnh và các cơ hội xuất khẩu không ngừng tăng cao. Cùng với đó, nền kinh tế của đất nước cũng ngày càng phát triển, mở cửa hội nhập với toàn cầu thông qua hàng loạt các hiệp định thương mại tự do như CPTPP, AVFTA hay mới đây nhất chính là RCEP. Để tìm hiểu sâu sa hơn lý do tại sao Việt Nam lại được ưu ái tới vậy, mời các bạn hãy cùng tham khảo bài viết của sipromi.com dưới đây nhé!
Mục Lục
Chuyên gia nhận định về khả năng hấp dẫn giới đầu tư nước ngoài của kinh tế Việt Nam
Tờ The Australia Financial Review (ARF) là nhật báo kinh tế hàng đầu ở Australia. Theo tờ báo, các chuyên gia kinh tế nước ngoài đều rất tin tưởng Việt Nam. Họ cho rằng Việt Nam sẽ phục hồi trở lại sau đại dịch Covid-19. Đồng thời sẽ tiếp tục là điểm đến hấp dẫn với giới đầu tư nước ngoài.
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm thương mại của Việt Nam. Và mặc dù các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt đang được áp dụng ở đây. Cùng với đó, số các ca nhiễm biến thể Delta tăng cao đang ảnh hưởng đến ngành sản xuất. Thế nhưng, câu chuyện toàn cảnh về việc Việt Nam trở thành điểm đến ưa thích của đầu tư nước ngoài dự kiến sẽ vẫn không thay đổi.
Trong vài thập kỷ gần đây, Việt Nam đã xuất sắc thu hút các công ty đa quốc gia. Cụ thể là trong lĩnh vực điện tử, giày dép và quần áo. Chi phí lao động thấp, cơ sở hạ tầng đáng tin cậy, thủ tục hành chính đơn giản hóa. Đó chính là những yếu tố đã hấp dẫn được những công ty nước ngoài nổi tiếng. Tiêu biểu như Samsung, Foxconn, Nike, Adidas, Gap và Levis.
Giới đầu tư nước ngoài đều tin tưởng vào khả năng phục hồi của kinh tế Việt Nam
Trong những ngày qua, nhiều tỉnh/thành Việt Nam phải áp dụng biện pháp giãn cách nghiêm ngăt. Điều này nhằm để đối phó với sự bùng phát dịch Covid-19. Theo đó, nhiều nhà máy của các công ty vẫn đang hoạt động theo chính sách “3 trong 1”. Từ đây, các công nhân và nhân viên thực hiện ăn, ngủ và làm việc tại chỗ.
Trao đổi với tờ ARF, ông Simon Fraser, Giám đốc điều hành của Phòng Thương mại Australia (AustCham) tại Việt Nam, nêu rõ rằng. Một số người nước ngoài đã rời khỏi Việt Nam. Đặc biệt là những người có con nhỏ không thể đi học trong nhiều tháng. Tuy nhiên, nhiều người khác đã tiếp tục ở lại. Trong đó có các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ có vốn đầu tư. Hầu hết họ không hoảng sợ. Tất cả đều muốn ở lại Việt Nam để công ty của mình có thể phục hồi càng sớm càng tốt.
Bất chấp các khó khăn hiện nay do đại dịch Covid-19 gây ra, ARF đánh giá rằng. Câu chuyện toàn cảnh về việc Việt Nam trở thành điểm đến ưa thích của đầu tư nước ngoài dự kiến sẽ không thay đổi. Ngay cả khi các dự báo tăng trưởng bị giảm. Các nhà kinh tế vẫn tin rằng Việt Nam sẽ phục hồi trở lại.
Lý do Việt Nam nhận được sự yêu mến và tin tưởng của giới đầu tư nước ngoài
Việt Nam nổi bật lên là một trong số ít quốc gia chứng tỏ rằng mình đang lấy thương mại quốc tế làm nền tảng phát triển. Các nhà đầu tư nước ngoài bị thu hút bởi điều này. Và tất cả đều rất vui khi được hỗ trợ Việt Nam. Cụ thể nhất chính là bằng gia nhập thị trường và phát triển kinh doanh tại Việt Nam.
Ngân hàng HSBC đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế trong năm nay của Việt Nam. Con số từ 6.1% giảm xuống còn 5.1%. Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế Yun Liu của HSBC đánh giá rằng. “Bất chấp những thách thức trước mắt, triển vọng phục hồi của Việt Nam vẫn rất khả quan với các yếu tố cơ bản vững chắc”.
Về tình hình dịch bệnh Covid-19 hiện nay ở Việt Nam, ARF cho rằng mặc dù tỷ lệ số ca mắc mới Covid-19 tính trên 01 triệu dân ở Việt Nam hiện vẫn thấp hơn so với Malaysia hoặc Thái Lan. Thế nhưng số ca mắc mới đang trong xu hướng tăng lên. Việt Nam cần phải đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19. Đồng thời tăng tỷ lệ người dân được tiêm chủng.