Các chủ nhà tại Mỹ đã buộc phải chọn hình thức bán và thuê lại chính ngôi nhà của mình để có thể thanh toán các khoản nợ thế chấp mua nhà. Đại dịch đã khiến mọi thứ trở nên tồi tệ khi các khoản nợ tín chấp không thể được thanh toán đúng hạn khi việc làm bị gián đoạn. Mặc dù đã có các chính sách giãn nợ hoặc hoãn nợ tuy nhiên chỉ có thời hạn cụ thể, khi hết thời hạn được gia hạn buộc chủ nhà phải tìm mọi cách thể thanh toán các khoản nợ đó.
Mục Lục
Xu hướng bán và thuê lại bùng nổ tại Mỹ do chủ nhà không thể trả khoản vay thế chấp
Bán và thuê lại (Sale-leaseback) có thể là phao cứu sinh cho các chủ nhà tại Mỹ đang gặp khó khăn trong việc thanh toán khoản vay thế chấp, nhưng nhiều nhóm vận động vì quyền lợi người tiêu dùng lo ngại rằng các nhà đầu tư có thể chèn ép chủ sở hữu và mua căn nhà với giá bèo bọt.
Đại dịch đã ảnh hưởng nặng nề đến nhiều chủ nhà ở Mỹ; khiến họ buộc phải tham gia vào các chương trình hoãn trả nợ thế chấp được chính phủ hỗ trợ; trong khi vẫn vật lộn để duy trì cuộc sống.
Theo Cục Dự trữ Liên bang New York; khoảng 2,2 triệu chủ nhà hiện đã đăng ký vào các chương trình hoãn trả nợ nói trên. Bên cạnh đó; khoảng 1,77 triệu hộ gia đình tại Mỹ có các khoản nợ thế chấp đã quá hạn thanh toán 90 ngày; theo công ty dữ liệu và phân tích Black Knight.
Nỗi tuyệt vọng của người này lại là cơ hội cho người khác
Nỗi tuyệt vọng của các chủ nhà trong đại dịch lại là cơ hội kiếm tiền cho nhiều nhà đầu tư; thông qua hình thức bán và thuê lại. Theo đó, chủ sở hữu sẽ bán nhà của mình cho một nhà đầu tư và được quyền thuê lại chính ngôi nhà đó để ở. Sau một thời gian nhất định, 1 năm chẳng hạn; chủ sở hữu có thể mua lại ngôi nhà theo giá thỏa thuận với nhà đầu tư. Theo công ty bất động sản John Burns Real Estate; khoảng 20% doanh số bán nhà ở Mỹ hiện thuộc về các nhà đầu tư và thị phần này đang có xu hướng tiếp tục tăng; một phần trong số này thuộc về hình thức bán và thuê lại.
Xu hướng bán và thuê lại có thể là phao cứu sinh cho một số chủ nhà đang gặp khó khăn; trong việc thanh toán khoản vay thế chấp. Tuy vậy, các nhóm vận động vì quyền lợi của người tiêu dùng đã bày tỏ lo ngại về việc nhà đầu tư mua căn nhà với giá quá rẻ; và chủ nhà sẽ mất nhiều thời gian để khôi phục vốn chủ sở hữu do chênh lệch quá lớn; so với giá họ bỏ ra trước đó để mua nhà.
“Khi ở vào tình huống tuyệt vọng, chủ nhà sẽ thiệt hại nhiều nhất”, Ira Rheingold; Giám đốc điều hành của Hiệp hội vận động vì quyền lợi người tiêu dùng Mỹ; phát biểu trên Wall Street Journal. “Tôi hiểu lợi ích ngắn hạn của sự an tâm
Công ty EasyKnock đã thay đổi chiến lược kinh doanh của mình để phù hợp với xu thế
Trong đại dịch, công ty công nghệ bất động sản EasyKnock đã chuyển trọng tâm sang tiếp thị chương trình bán; và thuê lại đến những chủ nhà gặp khó khăn về tài chính do ảnh hưởng bởi đại dịch. Tất cả những chủ sở hữu này đều cần tiền mặt ngay để giải quyết khoản vay thế chấp.
Tại Texas, EasyKnock đã mua hơn 100 ngôi nhà trong vòng hai năm qua thông qua chương trình bán và thuê lại; bên cạnh các bất động sản có tổng trị giá 220 triệu đô la được giao dịch trong năm ngoái. Giá nhà trung bình mà EasyKnock mua tương đương với giá nhà trung bình tại Mỹ; ở mức khoảng 280.000 đô la.
Theo Giám đốc điều hành của EasyKnock, Jarred Kessler; mô hình của EasyKnock cung cấp cho các chủ nhà có tín dụng xấu lựa chọn bán nhà để thu về tiền mặt trang trải nợ nần; nhưng vẫn được ở trong nhà của mình. Đến nay, khoảng 1/4 khách hàng của Easy Knock đã có đủ tiền và mua lại căn nhà đã bán cho công ty.
EasyKnock không phải là công ty duy nhất tận dụng nhu cầu bán và thuê lại của chủ nhà đang gia tăng ở Mỹ.
Xu hướng bán và thuê lại ngày càng gia tăng tại Mỹ
Invitation Homes, công ty cho thuê nhà lớn nhất ở Mỹ; đang có kế hoạch triển khai chương trình bán và thuê lại vào đầu mùa thu này. Divvy Homes, một công ty bất động sản hoạt động theo mô hình thuê để sở hữu (rent to own); cũng đang triển khai việc mua nhà cho những khách hàng không đủ điều kiện được vay thế chấp; sau đó cho họ thuê trong một thời gian nhất định. Khách hàng của Divvy Homes; sẽ trả một khoản phí đặt cọc từ 1-2% giá trị căn nhà, cộng với tiền thuê hàng tháng. Các khoản tiền này sau đó sẽ được chuyển đổi thành khoản trả trước; nếu sau này khách hàng quyết định mua căn nhà. Hoặc khách hàng cũng có thể lựa chọn không mua nhà và rút lại khoản tiền mà họ đã trả trước cho công ty.
Theo dữ liệu của Morgan Stanley, xu hướng bán và thuê lại có thể giúp 1 triệu ngôi nhà được giao dịch thành công tại Mỹ trong vòng 5 đến 10 năm tới.
Đại dịch đã khiến cho tình trạng nợ nần tăng nhanh tại Mỹ
Briehl đã làm việc cho tổ chức phi lợi nhuận American Financial Solutions được 3 năm. Hiện nay, khi dịch Covid-19 gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho kinh tế Mỹ và khiến hàng triệu người mất việc; những cuộc trò chuyện của cô với khách hàng mang đầy tính cấp bách. Rất nhiều trong số đó làm việc trong nền kinh tế gig hoặc trong ngành dịch vụ; do đó không được tiếp cận với các loại trợ cấp thất nghiệp. Và rất nhiều người đang phải đối mặt với nỗi lo nợ nần lần đầu tiên trong đời.