Khi dịch bệnh đợt thứ 4 bùng phát, các chuyên gia cho rằng thị trường bất động sản trong nước vẫn là kênh đầu tư ổn định nhất, đặc biệt là đối với các chủ đầu tư có tầm nhìn xa. Những người nhanh chóng đáp ứng các yêu cầu khắt khe và phát triển của người mua. Đúng với những nhận định này, giá bất động sản trong quý III vẫn neo giá chưa có dấu hiệu giảm nhiệt mặc dù dịch bệnh bùng phát. Tìm hiểu sâu hơn trong bài viết dưới đây của sipromi.
Mục Lục
Giá đất vẫn neo ở mức cao, không có hiện tượng bán tháo, cắt lỗ sâu
Sau cơn sốt đất hồi đầu tháng 3, thị trường bất động sản tại nhiều tỉnh thành lớn như Hà Nội, TP.HCM, Nha Trang, Đà Nẵng… Đã tê liệt về giao dịch, thị trường đóng băng cả quý II. Tuy nhiên, giá đất vẫn neo ở mức cao, không có hiện tượng bán tháo, cắt lỗ sâu.
Báo cáo tổng kết thị trường quý II của Hiệp hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho thấy. Ngay từ đầu quý II/2021, Việt Nam phải đối diện đợt dịch Covid-19 lần thứ 4. Đây là đợt dịch nguy hiểm nhất, lây lan trên diện rộng và kéo dài nhiều tháng. Gây ảnh hưởng rất lớn cho cả nền kinh tế và thị trường bất động sản.
Từ đầu năm 2021 đến nay, mức độ hấp thụ trên thị trường rất thấp. Mặc dù lượng cung đến từ những dự án cũ cũng như lượng hàng tồn kho khá dồi dào. Ông Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch Hiệp hội Môi giới bất động sản Việt Nam đánh giá. Do ảnh hưởng Covid-19, thu nhập người dân trên tổng thể bị suy giảm. Tuy nhiên, có một điểm lạ là lực cầu thực giảm, thể hiện ở số lượng giao dịch giảm. Nhưng tổng tiền vào thị trường có nhu cầu đầu tư bất động sản lại đang cho thấy có dấu hiệu mạnh lên.
Những dự đoán đẩy giá bất động sản trong quý I
Thực tế, trên thị trường, do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Khiến nhiều người rơi vào tình trạng khủng hoảng tài chính. Nắm bắt được điều này, nhiều nhà đầu tư gom hàng, với số lượng sản phẩm lớn.
Trước thực trạng này, một số chuyên gia cho rằng đang tiềm ẩn nguy cơ đẩy giá và thiết lập mức giá cao hơn so với giá trị thực. “Thao túng” thị trường địa ốc, tạo nên cơn sốt đất cục bộ là điều có thể xảy ra khi dịch được kiểm soát.
Ông Nguyễn Văn Đính – Phó Chủ tịch Hội Môi giới BĐS nói rằng. Bất ổn của cơn sốt đất vừa qua đến từ tình trạng làm giá của đội “cò đất”.
Tuy nhiên, theo vị này các địa phương thắt chặt khâu làm giá, kiểm soát chặt chẽ hoạt động giao dịch trên thị trường BĐS, kể từ cơn sốt đất cục bộ vừa qua. Đây là những kịch bản mà các nhà đầu tư ôm đất cần xem xét và cẩn trọng. Bởi nếu không, bên cạnh trường hợp bị chôn vốn. Nhà đầu tư có thể rơi vào tình trạng phá sản trong trường thị trường đi xuống. Sản phẩm khó thanh khoản ngay cả khi bán tháo.
Nguyên nhân giá bất động sản vẫn không giảm giá khi dịch vẫn phức tạp
Nguyên nhân là do một lượng lớn tiền rút từ các lĩnh vực, thị trường khác. Như chứng khoán, ngoại hối, các ngành kinh tế suy yếu khác. Đang đổ mạnh vào bất động sản tìm cơ hội đầu tư mua sắm. Chính vì vậy, giá bất động sản bị đẩy mạnh, tạo các cơn sốt trong tháng 2, tháng 3/2021 vừa qua.
“Giá bất động sản tăng là do bị đẩy giá. Nhưng thực tế hiện nay, giá bất động sản tương lai cũng đang đối mặt với áp lực phải tăng giá. Nguyên nhân do nhiều yếu tố như giá đất khi đền bù giải phóng mặt bằng sẽ cao. Ngoài ra, khung giá đất ở rất nhiều địa phương bị điều chỉnh tăng lên 15%. Các yếu tố đầu tư xây dựng đều đã tăng khoảng 50% cũng tác động đến giá bất động sản. Thêm vào đó, thủ tục phê duyệt dự án kéo dài do vướng mắc quy định pháp luật. Dẫn đến tăng chi phí và chi phí cơ hội là rất cao” – ông Đính nhấn mạnh.
Cần đẩy nhanh hơn nữa quá trình sửa đổi quy định pháp luật
Để thị trường bất động sản Việt Nam phát triển ổn định, ông Đính khuyến nghị cần đẩy nhanh hơn nữa quá trình sửa đổi quy định pháp luật để cải thiện nguồn cung cho thị trường. Kiểm soát lạm phát, tăng giá mạnh các yếu tố đầu vào của bất động sản. Sớm kiểm soát được dịch bệnh và kích thích phát triển kinh tế ở các lĩnh vực kinh tế ngoài ngành bất động sản. Qua đó, điều chỉnh các dòng vốn F0 về đúng mục tiêu để hiệu quả hóa nguồn lực quốc gia.
Kịch bản nào cho thị trường bất động sản nửa cuối 2021?
Kịch bản thứ nhất
Theo các chuyên gia kinh tế, cuối tháng 8, nếu Việt Nam kiểm soát tốt được dịch bệnh, thị trường bất động sản nửa cuối năm sẽ tăng trưởng trở lại. Nhưng mức độ tăng được dự đoán sẽ không cao do các doanh nghiệp đều đã đuối sức. Toàn thị trường sẽ khó tăng trưởng trên mức 20% so với nửa đầu năm.
Công ty Bất động sản Colliers nhận định, thị trường sẽ khó có những thay đổi mang tính đột phá trong những tháng còn lại của năm 2021. Đối với doanh nghiệp, các biện pháp giãn cách xã hội hiện đang ít nhiều ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng các dự án. Trong khi các chủ đầu tư cũng không vội mở bán các dự án mới. Dự báo nguồn cung mới ở tất cả các phân khúc bất động sản sẽ giảm mạnh thời gian tới.
Tuy nhiên, đây là thời điểm tốt để các doanh nghiệp đánh giá lại kế hoạch kinh doanh, nắm bắt nhanh cơ hội khi dịch đi qua.
Kịch bản thứ hai
Kịch bản thứ hai cũng đang được các chuyên gia cảnh báo, nếu tình trạng dịch Covid-19 kéo dài đến hết năm nay thì BĐS sẽ khó khăn hơn rất nhiều, bởi điều này đã vượt ngưỡng chịu đựng của thị trường. Khi nền kinh tế tăng trưởng thấp, nguồn vốn tái đầu tư cho bất động sản sẽ giảm mạnh, lượng cầu và cung đều giảm khiến thị trường bất động sản giảm giá mạnh do hiện tượng bán tháo từ những nhà đầu tư bị áp lực dòng tiền, lãi vay…
Bên cạnh đó, nhà đầu tư thứ cấp không thể thanh khoản và thoát hàng khiến thị trường rơi vào trạng thái trì trệ, thậm chí có thể dẫn đến đóng băng. Nếu kịch bản xấu này xảy ra, chúng ta phải mất một thời gian rất dài để có thể đưa thị trường trở lại ổn định, chứ chưa nói đến sôi động.