Cầu thang là một trong những chi tiết quan trọng để hoàn thiện nội thất của mỗi căn nhà phố mang lại sự sang trọng cho ngôi nhà. Cầu thang không chỉ tạo lối đi lên các tầng mà còn có tác dụng định hình cho ngôi nhà. Theo hình dáng đưuọc thiết kế, có nhiều kiểu cầu thang khác nhau mang những hình dáng đặc biệt như xoắn ốc, tròn, thẳng, chữ L. Vì vậy, gia chủ cần lựa chọn thiết kế cầu thang sao cho phù hợp với diện tích và không gian ngôi nhà mình. Thiết kế cầu thang đảm bảo không gian xung quanh rộng rãi, thông thoáng, không chật chội và phù hợp với nội thất xung quanh. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những gợi ý về các nguyên lý và cách bố trí cầu thang sao cho hợp lý và tinh tế nhé.
Mục Lục
Chú ý thiết kế vách ngăn cầu thang
Cầu thang còn được thiết kế như một vách ngăn giữa phòng khách với phòng bếp, phòng ăn. Vì thường hiện diện ngay khi bước vào nhà nên các gia chủ rất chú trọng đến việc trang trí cầu thang; nhằm tăng thêm tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.
Điều cần lưu ý đầu tiên khi thiết kế cầu thang chính là không nên đặt cầu thang quá gần phòng khách; nếu quá gần thì nên sử dụng thêm vách ngăn. Theo quan niệm của phong thủy, cầu thang nếu quá gần phòng khách; sẽ mang đến những điều không may cho chủ nhà.
Vách ngăn cầu thang có thể được làm từ kim loại, gỗ hoặc bê tông. Bạn có thể không cần mua một vách ngăn riêng mà hoàn toàn có thể tận dụng kệ tivi, tủ tường. Khi đó, những đồ nội thất này sẽ vừa là đồ trang trí, vừa là nơi lưu trữ đồ đạc; đồng thời đóng vai trò là vách ngăn. Màu sắc, thiết kế của vách ngăn cần hài hòa với tổng thể căn phòng; để tạo nên một không gian bắt mắt và ấn tượng.
Có thể tận dụng gầm cầu thang
Nếu diện tích nhà không quá rộng, bạn có thể tận dụng gầm cầu thang để lắp các tủ kệ chìm trong tường; nơi bạn có thể để sách báo, tranh ảnh nhỏ hoặc những bộ sưu tập yêu thích của mình. Với những ngôi nhà ống, góc cầu thang thường là nơi đặt kệ tivi; vừa tiết kiệm diện tích, vừa tạo sự uyển chuyển cho căn phòng.
Nếu cầu thang được bố trí ngay trong phòng khách; gia chủ có thể khéo léo thiết kế một mảng tường được trang trí cầu kỳ để tạo điểm nhấn cho phòng khách. Bức tường này sẽ thu hút ánh nhìn của mọi người; để mọi người không còn chú ý đến sự hiện diện của cầu thang.
Với những căn phòng dạng này, cách bố trí nội thất sao cho gọn gàng, tinh tế cũng cần được chú trọng. Nếu cầu thang nhỏ, chủ nhà có thể đặt ở sát tường phía sau một bộ sofa chạy dọc tường để không cản trở việc đi lại. Đồ đạc trong phòng cũng nên chọn loại có thiết kế đơn giản, tránh rườm rà.
Đặt một vài chậu cây cảnh dọc theo cầu thang cũng là cách để căn phòng mềm mại, tươi xanh hơn. Để thiết kế được một phòng khách có cầu thang đẹp; bạn nên tính toán kỹ đến từng chi tiết nhỏ sao cho tổng thể căn phòng thật hài hòa, tươi sáng.
Tính an toàn phải đặt trên hàng đầu
Thiết kế cầu thang cần phải lưu ý đến kích thước hợp lý; chiều cao và chiều rộng cầu thang. Theo tiêu chuẩn áp dụng cho nhà ở dân dụng hiện nay tại Việt Nam thì:
- Chiều rộng của thân thang: từ 0,9m đến khoảng 1,2m.
- Độ dốc của cầu thang: quyết định bởi tỷ lệ chiều cao và chiều rộng bậc thang:
+ Trong các công trình kiến trúc: độ cao bậc thang thường từ 15 – 18 cm.
+ Chiều rộng tương ứng từ 24 – 30 cm - Chiều cao của lan can: kích thước khoảng 85 – 90cm.
- Chiếu nghỉ: là nơi nghỉ chân tạm thời khi đang lên xuống cầu thang. Chiều rộng chiếu nghỉ không được nhỏ hơn chiều rộng của thân thang. Đồng thời phải hợp lý, thuận tiện cho việc đi lại.
Với quy chuẩn này cầu thang sẽ không bị dốc và hẹp người đi lại sẽ cảm thấy thoải mái và không bị mất sức quá nhiều.