Nhà phố với đặc điểm riêng biệt nên không gian để lưu thông không khí khá ít. Nhà phố cũng thiếu gió tự nhiên do mật độ các công trình xây dựng khá cao. Cho nên vào mùa hè nhu cầu chống nóng cho nhà phố là nhu cầu đặc biệt. Với nhiều giải pháp như mua sắm thiết bị làm mát sẽ gây tốn chi phí mua sắm và chi phí điện năng tiêu thụ. Người ta có nhiều giải pháp đưa ra trong khâu thiết kế căn nhà trước khi xây dựng. Biện pháp này sử dụng lâu dài và có chi phí thấp hơn. Hơn nữa hiệu quả rất tốt cho các hoạt động sinh hoạt.
Mục Lục
Thiết kế hướng nhà hợp lý
Hướng nhà tác động trực tiếp đến khả năng thông thoáng của ngôi nhà. Để chống nóng, người ta thường xem xét yếu tố hướng nhà đầu tiên khi thiết kế nhà. Đó là việc lựa chọn sao cho diện tích tiếp xúc với bức xạ mặt trời là nhỏ nhất và đón gió tự nhiên tối ưu. Các bề mặt nhà ngắn hơn thì theo hướng Bắc – Nam. Các bề mặt nhà theo hướng Đông Tây thì tận dụng các tòa nhà cao kế nó đề che chắn.
Giải pháp thiết kế kiến trúc nhà phố
Nói về phương án thiết kế chống nóng hiệu quả cho nhà phố trong mùa hè. Có 3 nguyên tắc: tránh nắng, chống nóng và thông gió. Các nguyên tắc này được ứng dụng thành công với một số phương pháp khá hiệu quả.
Che nắng tránh ánh sáng mặt trời
Che nắng là sử dụng các yếu tố công trình nhằm tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp. Tránh hấp thụ quá nhiều bức xạ mặt trời. Đó là một tập hợp các chiến lược nhằm đạt được tiện nghi thị giác và tiện nghi nhiệt.
Các chiến lược che nắng bao gồm ô văng, mái hắt và tấm chắn dọc. Các tấm che nắng có thể giữ được nhiệt và ánh sáng chói trực tiếp của mặt trời đi qua cửa sổ. Mà vẫn cho phép ánh sáng tán xạ đi vào phòng. Và đảm bảo khả năng quan sát. Chúng có thể che ánh sáng mặt trời trực tiếp cho tường và mái. Từ đó giảm tải lượng nhiệt làm mát.
Tấm che thiết kế bên trong không chắn được nhiệt hấp thu mặt trời. Nhưng có thể chắn chói và phân phối ánh sáng đồng đều. Thiết kế tấm che nắng thông dụng nhất là các tấm ô văng nằm ngang lắp cố định bên ngoài. Có tác dụng hứng ánh sáng mặt trời. Có thể che chắn được trong mùa hè khi mặt trời ở vị trí cao. Và cho phép ánh sáng mặt trời vào phòng trong mùa đông khi mặt trời ở vị trí thấp.
Chuyển hướng ánh sáng đến những vị trí mong muốn
Chuyển hướng ánh sáng là việc sử dụng các yếu tố công trình. Để đưa ánh sáng đến những vị trí mong muốn ánh sáng nhiều hơn trong công trình. Chiến lược chuyển hướng ánh sáng bao gồm kệ hắt sáng và các vách hướng ánh sáng. Một số kết cấu có cả hai công năng chắn nắng và chuyển hướng ánh sáng cùng lúc.
Kệ hắt sáng là các thiết bị che cho cửa sổ không bị chói. Và chuyển hướng ánh sáng lên trên. Nhằm tăng cường phân phối ánh sáng sâu vào trong phòng. Đó là thiết bị được đặt bên trên tầm mắt chia cửa sổ thành một phần. Để quan sát nằm bên dưới và một phần chiếu sáng tự nhiên bên trên. Nó có thể được đặt bên ngoài, trong hay cả hai. Kệ hắt sáng có thể được xây dựng bằng nhiều loại vật liệu. Như gỗ, tấm kim loại, thủy tinh, nhựa, sợi hay các vật liệu trần cách âm.
Các vách hướng ánh sáng: Khi kệ hắt sáng được đặt hướng thẳng đứng. Chúng trở thành các vách hướng ánh sáng. Chúng thường được sử dụng cùng với giếng trời hay mái vòm nhằm phân bố ánh sáng tốt hơn và tránh chói.
Thông gió tự nhiên cho công trình
Trong thiết kế nhà phố, cửa chính đón gió cần được đặt ở đầu hướng gió tại chân tường. Cửa thoát gió nên đặt cuối hướng gió và điểm cao hơn trong phòng. Đặc biệt 2 cửa này không đặt đối diện nhau. Ngoài ra, trong mỗi không gian nhà phố hiện đại ngày nay, người ta sử dụng kiến trúc giếng trời để thông gió rất hiệu quả.
Thiết kế tạo ra nhiều không gian xanh.
Xây dựng các tiểu cảnh, bể cá, trồng thêm các chậu cây xanh là cách giải nhiệt xanh rất hiệu quả cho nhà phố. Nó không chỉ giúp bạn và người thân có khoảng không gian thật dễ chịu mà còn góp phần bảo vệ môi trường.
Giải pháp chống nóng với vật liệu cách nhiệt
Tấm cách nhiệt
Các tấm cách nhiệt chất liệu nhựa UPVC được khuyến khích lựa chọn. Nhằm giảm bức xạ nhiệt ngoài trời vào không gian. Chúng có khả năng cách âm nên thường được lựa chọn thay thế cho cửa sổ hoặc làm vách ngăn khu vực nhiều ánh sáng chiếu trực tiếp.
Sơn chống nóng
Những gam màu sơn sáng sẽ chống nóng hiệu quả hơn màu sơn tối khi giảm hấp thụ nhiệt. Cùng với đó các hãng sơn ngày nay cũng cho ra đời các dòng sơn chống nóng cho tường trong và ngoài thông minh cho người dùng lựa chọn.
Trần thạch cao
Tường, trần nhà thạch cao có khả năng cách nhiệt, chống nóng rất hữu hiệu. Với cấu tạo nhiều lớp. Trong đó có lớp bông thủy tinh cách nhiệt khoảng 50mm và lớp thạch cao dày khoảng 9-12mm. Giúp cho ngôi nhà mát mẻ, dễ chịu.
Bê tông, gạch
Các loại bê tông siêu bọt công nghệ Mỹ, gạch tuynel 3 lớp, gạch không nung chống nóng… Là những vật liệu mang đến hiệu quả cách nhiệt, chống nóng cao cho tường nhà phố.
Phim, bông thủy tinh cách nhiệt
Phim cách nhiệt, chống nóng, chống nắng, ngăn ngừa tia UV là lựa chọn không tồi. Nhằm mang đến hiệu quả bảo vệ sức khỏe và đồ đạc nội thất trong gia đình.