Hàng ngàn tấn chuối xuất khẩu phải chịu cảnh “ùn ứ”

Trước đây, nói đến tiêu thụ nông sản người ta thường nhắc đến hai yếu tố là mùa và giá, thì nay lại nổi lên yếu tố thứ ba, đó là dịch bệnh. Đại dịch COVID-19 đang thay đổi phương thức sản xuất và kinh doanh truyền thống, buộc mọi người và các công ty phải thay đổi để thích ứng. Do Trung Quốc ngừng nhập khẩu, hàng nghìn tấn chuối bị mắc cạn ở một số tỉnh. Chuối chín hàng ngàn tấn tại các tỉnh đến vụ thu hoạch không có đầu ra tiêu thụ, người dân phải đổ bỏ, gây thiệt hại nặng. Cùng theo chân chúng tôi để tìm hiểu rõ về thông tin nóng hổi này nhé.

Hiện tượng ùn ứ chuối vì không xuất khẩu được

Hiện tượng ùn ứ chuối vì không xuất khẩu được
Hiện tượng ùn ứ chuối vì không xuất khẩu được

Ngày 27/8, tại cuộc họp giữa Tổ công tác phía Bắc và phía Nam của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT); ông Nguyễn Quốc Toản-Cục trưởng Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cho biết, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19; việc tiêu thụ một số nông sản còn chậm so với thời vụ thu hoạch, kéo theo giá một số mặt hàng giảm. Tại một số địa phương tồn đọng khối lượng lớn các nông sản, đặc biệt là nông sản xuất khẩu. Giá thu mua các loại nông sản giảm trong khi giá vật tư sản xuất tăng; (từ 10-40% so với đầu năm 2021 tùy địa phương và đang có xu hướng tiếp tục tăng).

Đáng lưu ý, theo ông Toản, hiện Trung Quốc dừng nhập khẩu chuối nên tại một số tỉnh đang xảy ra hiện tượng ùn ứ. Tại Lào Cai, chuối tiêu xanh từ nay đến cuối năm thu hoạch khoảng 17.500 tấn; tập trung vào tháng 9 – 11, dự kiến trong tháng 9 thu hoạch 2.000 tấn; nhưng việc Trung Quốc tạm dừng nhập khẩu khiến đầu ra vẫn chưa có. Điển hình, tại huyện Mường Khương (Lào Cai); chỉ trong vòng 1 tuần, người dân đã phải đổ bỏ hơn 150 tấn chuối chín, thiệt hại khoảng 600 triệu đồng.

Sản lượng thu hoạch dự kiến là 4.000 tấn

Tại Lai Châu, hiện nay khoảng 3.000 tấn và sản lượng dự kiến thu hoạch trong tháng 9 là 4.000 tấn đang ùn ứ. Ước tính hết năm 2021, tổng sản lượng chuối của tỉnh này đạt 45.000 tấn (chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc). Các doanh nghiệp tỉnh đang phải xuất khẩu chuối qua cửa khẩu ở các tỉnh Lạng Sơn, Hà Giang,… Tuy nhiên, các cửa khẩu không sử dụng mã vùng trồng của Lai Châu mà sử dụng mã vùng trồng của tỉnh khác.

Đại diện Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) cho biết thêm; việc Trung Quốc dừng nhập khẩu chuối diễn ra từ đầu tháng 8 tại các cửa khẩu của Lào Cai, Lai Châu. Còn tại các cửa khẩu Lạng Sơn, chuối vẫn xuất bình thường; chẳng hạn ngày hôm qua xuất khẩu chuối đạt khoảng 200 tấn. Còn với thanh long, theo đại diện Cục Thú y, đến nay Trung Quốc đã mở cửa nhập khẩu trở lại.

Cần giải quyết ngay vấn đề tiêu thụ nông sản

Cần giải quyết ngay vấn đề tiêu thụ nông sản
Những nải chuối đạt chuẩn xuất khẩu

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, đến thời điểm này; chúng ta đã xuất khẩu được khoảng 28,6 tỷ USD nông sản. Trong thời gian tới, nhiều loại nông sản số lượng lớn đến vụ thu hoạch; các đơn vị cần tổng hợp tổng cung, tổng cầu của cả nước ra sao; xem có thể tiêu thụ trong nước được bao nhiêu; còn bao nhiêu cho thị trường xuất khẩu.

“Cần dự báo một cách tổng thể, xem việc khó khăn gì, cần giải quyết ngay. Mọi việc thực hiện phải cụ thể, dứt điểm; không thể chung chung được. Mục tiêu xuất khẩu có rồi, từ giờ cuối năm còn vướng mắc gì nữa không, các đơn vị chủ động xử lý”, Thứ trưởng Tiến nói.

Thứ trưởng Tiến đề nghị các đơn vị tiếp tục nắm bắt sát diễn biến; tình hình sản xuất và chỉ đạo địa phương duy trì hoạt động sản xuất, chuẩn bị sẵn sàng nguồn cung ứng cho các địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội và xuất khẩu; tăng cường kiểm tra, kiểm soát giá nguyên liệu và giá thành sản xuất thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản để giảm giá thành vật tư đầu vào.

Bộ NN&PTNT phối hợp với Bộ Công Thương tiếp tục đàm phán với các bên Trung Quốc tháo gỡ lưu thông nông sản; nhằm giúp người dân yên tâm sản xuất.

Nhiều mặt hàng nông sản khó tiêu thụ

Tại cánh đồng dưa hấu của xã Việt Tiến, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh; dưa đã chín nhưng không ai, người trồng mua đành để thối.

Chịu chung số phận không có thương lái đến thu mua; anh Thành chết lặng trước cánh đồng bí ngô là sinh kế duy nhất của cả gia đình.

Hàng trăm tấn bí đỏ của Phú Yên vào vụ thu hoạch; nhưng cũng không có người đến thu mua. Anh Minh (Phú Yên) đành thái bí cho bò ăn.

Bán 100 cân khoai mới đủ tiền mua 1 bát phở; chuyện chưa từng xảy ra với những hộ trồng khoai Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long; nay đã thành hiện thực. 800 ha đang vào thu hoạch rộ; trong khi toàn vùng có tới hơn 4.000 ha vẫn chưa biết xoay sở thế nào về đầu ra; giá rớt thê thảm, nhà nào cũng lỗ vài trăm triệu.

Trong khi đó, người dân trồng xoài Úc ở Cam Lâm, Khánh Hòa lại đang chao đảo; vì một cơn “địa chấn” về giá. Xoài loại 1 giá giảm 5 lần từ 40.000 xuống còn 8.000 đồng/kg; còn loại 2 chỉ 2.000 đồng, rẻ như cho nhưng cũng không ai mua.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *