Một trong những thủ tục cần thiết để khởi công xây dựng công trình là xin giấy phép xây dựng. Tuy nhiên, nhiều gia chủ vẫn cho rằng có đất thì làm nhà thôi vì đất của mình mà, xây nhà khi chưa có giấy phép. Vậy những trường hợp này sẽ bị xử phạt như thế nào? và những công trình hay nhà nào cần xin giấy phép xây dựng? Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc trên giúp các nhà đầu tư nắm rõ.
Hãy cùng chúng tôi sipromi.com để cập nhật những tin tức mới nhất về kinh nghiệm xây nhà nhé !
Mục Lục
Giấy phép xây dựng là gì?
Giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước. Có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới; sửa chữa, cải tạo, di dời công trình. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp đều phải xin cấp giấy phép xây dựng. Có nhiều trường hợp các hộ gia đình, cá nhân không biết hoặc không hiểu rõ các quy định pháp luật liên quan đến xây dựng. Nên đã vi phạm pháp luật trong việc không xin cấp giấy phép xây dựng. Để tìm hiểu quy định về xin cấp giấy phép xây dựng. Bạn hãy liên hệ tới Luật Minh Gia luật sư sẽ tư vấn cho bạn những nội dung như:
+ Các trường hợp được miễn cấp giấy phép xây dựng;
+ Thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng;
+ Hình thức xử lý khi xây dựng mà không xin cấp giấy phép xây dựng;
Nhiều gia chủ suy nghĩ rằng xây nhà không cần phải có giấy phép xây dựng
Một chủ đầu tư đã từng tâm sự với Song Phát về tình huống. Mà họ đã gặp phải khi thực hiện xây nhà không có giấy phép. Chúng tôi xin chia sẻ câu chuyện đó. Trong bài viết hôm nay để giúp chủ đầu tư có cái nhìn thực tế về vấn đề này.
Thay vì trích dẫn quá nhiều các văn bản pháp luật khô khan. Chúng tôi xin được kể một câu chuyện để anh chị dễ dàng hình dung. Câu chuyện này không chỉ mỗi anh Dũng; (tên nhân vật đã được thay đổi) gặp phải mà hiện nãy cũng có nhiều chủ đầu tư có ý nghĩ tương tự.
Vợ chồng nhà anh Dũng quyết định xây dựng nhà sau một khoảng thời gian tích cóp dài. Tuy nhiên vì vướng dịch bệnh nên kinh phí của gia đình không quá dư dả. 2 người lên kế hoạch xây dựng chi tiết, cân đong đo đếm đủ tất cả các hạng mục xây dựng. Sao cho vừa tiết kiệm tối đa chi phí nhưng vẫn đảm bảo chất lượng công trình.
Sau một lúc xem xét đủ loại chi phí thì vợ chồng anh Dũng quyết định cắt giảm chi phí xin giấy phép xây dựng. Lý do 2 anh chị đưa ra là “Nhà ở ngoại ô thành phố nên chắc sẽ không có ai quan tâm”. Tuy nhiên thực tế có phải như vậy?
Công trình nào bắt buộc phải xin giấy phép xây dựng thì mới được làm
Anh Dũng nhắm mắt xây nhà không có giấy phép mà không biết rằng theo Pháp luật, chỉ có một số trường hợp được miễn giấy phép xây dựng. Còn tất cả các trường hợp còn lại, công trình bắt buộc phải được cấp phép xây. Cụ thể những trường hợp phải có giấy phép xây dựng mới được phép khởi công là:
- Nhà riêng lẻ quy mô dưới 7 tầng thuộc khu vực nội thành và ngoại thành thành phố, nông thôn, thị xã, thị trấn và trong các khu vực đặc biệt như: khu bảo tồn, khu di tích.
- Nhà riêng lẻ có quy mô 7 tầng trở lên tại các khu vực nông thôn
Theo quy định, nhà phố dưới 7 tầng không thuộc quy hoạch nhà nước là trường hợp bắt buộc phải xin giấy phép xây dựng
Còn với những công trình thuộc 3 trường hợp dưới đây, chủ đầu tư sẽ không phải quan tâm tới việc xin phép xây dựng:
- Nhà riêng lẻ dưới 7 tầng thuộc các dự án theo quy hoạch và đã được nhà nước cấp phép
- Nhà riêng lẻ dưới trên 7 tầng tại nông thôn nhưng không thuộc quy họach của nhà nước
- Nhà riêng lẻ thuộc thuộc khu vực không có quy hoạch ở miền núi, hải đảo
Xây nhà mà không có giấy phép bị phạt ra sao và bao nhiêu tiền?
Vậy với những trường hợp xây nhà không có giấy phép như anh Dũng thì sẽ bị xử phạt như thế nào? Theo Khoản 5 Điều 15 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP quy định nhà không phép sẽ bị xử lý như sau:
- Phạt từ 5-10 triệu đồng với các công trình nhà riêng lẻ tại nông thôn thuộc khu vực chức năng như khu bảo tồn, khu di tích tích lịch sử.
- Phạt từ 35-40 triệu đồng với công trình nhà ở riêng lẻ tại đô thị.
Ngoài các mức phạt tiền trên, nếu chủ đầu tư đang trong quá trình xây nhà không có giấy phép sẽ bị xử lý như sau:
- Lập biên bản vi phạm hành chính và yêu cầu tạm ngừng thi công công trình
- Trong vòng 60 ngày kể từ khi lập biên bản, chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng phải thực hiện thủ tục xin giấy phép xây dựng lên các cơ quan có thẩm quyền.
- Nếu hết 60 ngày công trình vẫn không có giấy phép thì bắt buộc phải tháo dỡ công trình.
Như vậy với trường hợp nhà anh Dũng, vợ chồng anh chị sẽ phải nộp phạt 35-40 triệu. Đồng thời công trình sẽ bị lập biên bản và ngừng thi công cho tới khi được cấp phép xây dựng.
Quy định xử phạt xây nhà, công trình xây dựng không phép
Tình trạng xây dựng không phép hiện nay diễn ra rất nhiều mặc dù đã có các quy định. Rõ ràng về các trường hợp bắt buộc phải xin giấy phép xây dựng cho công trình sửa chữa. Xây mới nếu không thuộc các trường hợp xây dựng không cần giấy phép như: dự án goldsilk complex xây dựng không phép; khai sơn hill xây dựng không phép…
Hiện nay các quy định xử lý, xử phạt xây nhà không phép được quy định tại Nghị định số 139/2017/NĐ-CP. Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng. Khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng; sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở quy định mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về trật tự xây dựng
Giải pháp nào cho chủ đầu tư như thế nào?
Xin phép xây dựng là quá trình tốn nhiều thời gian và chi phí nếu các gia chủ không nắm rõ quy định pháp luật. Tuy nhiên nếu chủ đầu tư lựa chọn giải pháp xây nhà trọn gói, chìa khóa trao tay tại Song Phát thì hoàn toàn không phải lo lắng về vấn đề này.
Với các chủ đầu tư sử dụng dịch vụ xây trọn gói, Song Phát sẽ miễn phí cho chủ đầu tư chi phí xin giấy phép, đồng thời thực hiện các thủ tục xin phép xây dựng theo quy định pháp luật. Điều này cũng sẽ đảm bảo quá trình xây dựng và hoàn công nhà thuận lợi.