Vào ngày 29/08/2021 vừa qua, các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố Hồ Chí Minh đã đồng loạt làm đơn kiến nghị Chính phủ giúp đỡ họ gỡ gạc khó khăn khi phải hứng chịu quá nhiều thiệt hại nặng nề từ đại dịch. Theo đó, đơn kiến nghị của những doanh nghiệp này được gửi tới Thủ tướng Chính phủ cùng với các Bộ trưởng, Thống đốc thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Để hiểu rõ hơn về khó khăn mà doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đương đầu cũng như nhu cầu, mong muốn cụ thể của họ, mời các bạn hãy cùng tham khảo trong bài viết ngày hôm nay của sipromi.com!
Mục Lục
Khó khăn mà doanh nghiệp vừa và nhỏ đang phải đương đầu
Đại dịch đã gây ra nhiều ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực. Có thể kể đến các ngành nghề như: du lịch; dịch vụ ăn uống; may mặc; thông tin truyền thông; sản xuất thiết bị điện; bất động sản; nông nghiệp, thủy sản; giao thông vận tải;… Ngoài ra, để cầm cự trước dịch bệnh, 35% doanh nghiệp tư nhân; 22% doanh nghiệp FDI đã phải cho người lao động nghỉ việc.
Trong đó, các doanh nghiệp tư nhân quy mô nhỏ, siêu nhỏ là nhóm thực hiện biện pháp này cao nhất. Lần lượt ở mức 36% và 35%. Với khối doanh nghiệp FDI, 26% doanh nghiệp quy mô vừa; 32% doanh nghiệp quy mô lớn phải cho một lượng lao động nhất định nghỉ việc. Cũng không ít doanh nghiệp gặp khó khăn. Bởi chuyên gia nước ngoài không thể sang Việt Nam làm việc.
Số lượng lớn các doanh nghiệp trong nước cũng không thể ra nước ngoài tiến hành các hoạt động giao thương theo kế hoạch. Nhiều doanh nghiệp bị gián đoạn, ngưng trệ hoạt động. Thậm chí dừng hoạt động do tình hình dịch. Họ đứng trước bờ vực phá sản bởi thị trường giảm cầu đột ngột dẫn tới giảm doanh thu. Đồng thời cũng vấp phải những rủi ro về thu hồi nợ, mất khả năng thanh toán.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ kiến nghị Chính phủ giúp đỡ gỡ khó
Vừa qua, hàng loạt chính sách hỗ trợ liên quan đến người lao động, thuế phí, tài chính ngân hàng đã được các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị Chính phủ. Cụ thể, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đề xuất Nhà nước cho phép tạm ngừng đóng bảo hiểm xã hội ít nhất 06 tháng sau khi Thủ tướng Chính phủ công bố hết dịch; miễn giảm 100% phí bảo hiểm xã hội trong thời gian phải ngừng hoạt động; miễn thuế giá trị gia tăng trong năm nay; đồng thời giảm 50% trong 02 năm kế tiếp.
Về thuế thu nhập doanh nghiệp, các doanh nghiệp vừa và nhỏ kiến nghị giảm 50% của năm nay; và giảm 30% trong 03 năm kể từ khi công bố hết dịch,… Đối với chính sách tài chính, ngân hàng, các doanh nghiệp kiến nghị hỗ trợ gói ưu đãi lãi suất cho doanh nghiệp tối thiểu 04%, tương đương gói hỗ trợ năm 2008 – 2009 từ 01/08 đến 12 tháng sau công bố hết dịch; cho phép thực hiện chính sách khoanh nợ, giãn nợ (cả gốc và lãi) đối với các doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động và gặp khó khăn không có khả năng thanh toán do đại dịch kéo dài.
Theo doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp đặc biệt là phía Nam đang đối mặt với muôn vàn khó khăn. Bởi đại dịch diễn biến phức tạp và kéo dài. Trong hoàn cảnh ấy, doanh nghiệp hiểu rằng Chính phủ đang dốc sức chống dịch. Đồng thời nỗ lực duy trì hoạt động kinh tế nhằm đạt mục tiêu kép.