Kinh nghiệm sửa chữa nhà mái bằng bị thấm nước đạt hiệu quả tốt

Ngôi nhà nào rồi cũng có ngày bị xuống cấp mà hỏng dần đi, trong đó có dạng nhà mái bằng phổ biến ở Việt Nam. Nhà mái bằng thường có hạn chế là thường bị thấm nước, vấn đề này có nhiều nguyên nhân dẫn đến xảy ra tình trạng hầu như gia đình nào cũng gặp phải. Có thể do ban đầu xây nhà thì trần nhà không được làm cẩn thận, mọi bộ phận tường không đảm bảo nên bị thấm dột, hoặc do sử dụng quá lâu. Chúng tôi chia sẻ cho mọi người biết những kinh nghiệm sửa chữa nhà mái bằng bị thấm nước đạt hiệu quả tốt. Nếu không sửa chữa đứng cách hoặc kịp thời sẽ ảnh hưởng đến môi trường sinh hoạt gia đình rất lớn.

Nhà mái bằng đã qua sử dụng xuống cấp

Nhà mái bằng đã qua sử dụng xuống cấp. Thấm dột, xuống cấp là các trường hợp thường gặp với ngôi nhà mái bằng bắt đầu có dấu hiệu xuống cấp
Nhà mái bằng đã qua sử dụng xuống cấp

Thấm dột, xuống cấp là các trường hợp thường gặp với ngôi nhà mái bằng bắt đầu có dấu hiệu xuống cấp. Hoặc công trình đang gặp phải vấn đề nào đó trong kết cấu sau một thời gian sử dụng. Để đối phó với sự cố không mong muốn này trước thời điểm cận kề mùa mưa đang đến gần. Bạn cần làm gì để “cứu lấy” ngôi nhà của mình? Cùng tham khảo kinh nghiệm sửa chữa nhà mái bằng bị thấm nước đạt hiệu quả tốt. Mỗi ngôi nhà mái bằng do nguyên vật liệu xây dựng cũng có thể gây ra hiện tượng này nữa. Nên khi có được những kinh nghiệm khi sửa lại cũng tiết kiệm được chi phí cho chủ nhà.

Kinh nghiệm sửa mái bê tông cốt thép để trần, không ốp gạch

Nếu nhà của bạn sử dụng mái bê tông cốt thép không lát gạch. Chỉ để trần thì nguy cơ phần bê tông bị lão hóa rất cao. Dưới tác động của nhiệt độ, thời tiết. Sẽ xảy ra hiện tượng bê tông bị co giãn không đồng đều. Tạo nên các khe hở lớn trong cốt liệu. Từ đây nước len vào và thấm xuống các phòng trong căn hộ. Càng lâu ngày, những vết nứt và tình trạng thấm ướt này sẽ gây nguy hiểm đến hệ kết cấu của ngôi nhà.

Kinh nghiệm sửa mái bê tông cốt thép để trần, không ốp gạch. Nếu nhà của bạn sử dụng mái bê tông cốt thép không lát gạch
Kinh nghiệm sửa mái nhà mái bằng không ốp gạch

Để sửa chữa nhà mái bằng trong trường hợp bị thấm dột này. Chủ nhà cần tiến hành làm sạch sàn mái bê tông trước. Bao gồm loại bỏ bụi bẩn, vữa thừa, tạp chất trên bề mặt sàn. Hơn nữa thổi bụi bẩn khỏi mặt sàn mái, đục bỏ các phần bám dính hờ, trám lại các vết nứt lớn bằng vữa và phụ gia,…Nếu có điều kiện, để đảm bảo chất lượng hơn nữa thì chủ nhà có thể quyết định lát thêm 1 lớp gạch (tàu hay ceramic). Trên bề mặt sàn bê tông cũ, làm len tường cẩn thận.

Kinh nghiệm sửa mái bê tông cốt thép có lát gạch bị xuống cấp

Trường hợp với mái bê tông cốt thép đã có lót gạch, nhưng gạch đã cũ. Là nguyên nhân khiến cho nước có khả năng thấm vào các khe hay vết nứt gạch. Lúc này, lớp chống thấm bê tông cũng đã hỏng. Phần giáp ranh sàn và tường chống thấm không còn. Vì vậy không đảm bảo được chức năng vốn có. Nên việc cải tạo nhà mái bằng hết sức cần thiết. Trước khi các phần còn lại xuống cấp trầm trọng.

Kinh nghiệm sửa mái bê tông cốt thép có lát gạch bị xuống cấp Trường hợp với mái bê tông cốt thép đã có lót gạch
Kinh nghiệm sửa mái nhà mái bằng có ốp gạch

Để xử lý trường hợp này, quá trình cải tạo cần qua 2 bước, gồm loại bỏ phần gạch lát cũ bị hư hỏng và xử lý chống thấm cho căn nhà. Đầu tiên, tiến hành phá bỏ toàn bộ phần gạch lát khu vực bị thấm. Và lát mới lớp gạch khác nhằm hoàn thiện công trình hơn, đảm bảo độ chống thấm tốt hơn. Sau đó, cần quét lớp chống thấm nước kỹ càng trên bề mặt bê tông trước khi lát mới lớp gạch khác lên

Cần chú ý khi thực hiện cải tạo nhà mái bằng, trong trường hợp mái bê tông bị thấm nước. Vậy cần phải có len tường ở giáp ranh giữa sàn mái nhà và tường. Xử lý kĩ càng phần thấm nước, gắn len chắc chắn giữa mái nhà và tường là 2 yếu tố quan trọng nhất. Cần được thực hiện khi nhà mái bằng có sự cố thấm dột nước mà chủ nhà nào cũng cần lưu ý.

Kinh nghiệm sửa mái bê tông cốt thép có lót gạch mới nhưng vẫn bị thấm nước

Một trường hợp thấm dột nữa khiến các gia chủ đau đầu mỗi khi mùa mưa đến. Đó là mái bê tông cốt thép có lót gạch. Tuy gạch còn mới nhưng vẫn có hiện tượng thấm dột. Lý do gây ra nguyên nhân này bắt nguồn từ lớp chống thấm cũ không được xử lý kỹ càng. Khắc phục sự cố này khá mất công, nhưng để tuổi thọ của ngôi nhà có thể lâu dài hơn. Chủ nhà nên chú ý dỡ bỏ lớp gạch, làm sạch bụi cho bề mặt rồi xử lý lớp chống thấm tương tự như trường hợp đầu tiên.

Tiếp đến, hãy lát lại lớp gạch mới, hoặc lớp gạch cũ nếu còn khả năng sử dụng và làm đẹp thẩm mỹ sàn gạch bằng viền trắng. Kết cấu bị lỗi hoặc chịu tác động của sự biến đổi môi trường. Khiến không ít hộ gia đình cần đến việc cải tạo nhà mái bằng xuống cấp và thấm dột khẩn cấp. Với đặc điểm của từng trường hợp nhà mái bằng cần cải tạo được kể ở trên. Gia chủ sẽ hình dung được những điều cần thiết cần phải làm đối với ngôi nhà của mình. Và lựa chọn được đội thi công phù hợp tạo nên phong cách ngôi nhà đúng ý muốn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *