Nằm trong nhóm hàng xuất khẩu trị giá 1 tỷ đô la Mỹ của Việt Nam và mang lại nguồn thu nhập lớn cho nước nhà, thanh long có nhiều cơ hội mở rộng sang các thị trường mới, thay vì cố thủ tại thị trường Trung Quốc với nhiều biến động và rủi ro trong bối cảnh dịch bệnh. Dừng nhập khẩu thanh long qua các cảng biên giới tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), bao gồm cảng Hà Khẩu (cảng đường cao tốc quốc tế phía Việt Nam, cảng Kim Khánh số 2 của Lào) và cảng Thiên Bảo. Việc tiêu thụ thanh long trở nên khó khăn và gấp rút hơn bao giờ hết, chính vì thế mà Việt Nam phải nhanh chóng tìm hướng đi và giải pháp để có thể tiêu thụ số lượng lớn thanh long.
Mục Lục
Tìm hướng đi cho xuất khẩu thanh long sang Trung Quốc
Mới đây, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã có công thư gửi Bộ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc và Tỉnh trưởng tỉnh Vân Nam (Trung Quốc); đề nghị tạo thuận lợi cho hoạt động thông quan các mặt hàng nông sản đặc biệt trái thanh long sang Trung Quốc; khi có thông tin phía bạn tạm ngừng nhập quả thanh long của Việt Nam.
Trước đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã đề nghị các cơ quan chức năng của Trung Quốc; tạo điều kiện thuận lợi trong kiểm dịch, cho xuất khẩu trở lại đối với Thanh Long tại cửa khẩu Hà Khẩu – Lào Cai.
Hai tỉnh Bình Thuận và Long An, nơi có diện tích trồng thanh long lớn nhất cả nước cũng khuyến cáo; các doanh nghiệp xuất khẩu cần liên tục cập nhật thông tin từ phía cửa khẩu; để chủ động kế hoạch giao hàng, tránh ún ứ tại cửa khẩu.
Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, giá thanh long tại Bình Thuận và Long An vẫn ở mức thấp; nhiều doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động.
Nỗ lực tìm kiếm thị trường cho trái Thanh Long Việt Nam
Nhìn lại 6 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu rau quả của cả nước đạt hơn 2 tỷ USD; xuất khẩu thanh long chiếm trên 32%. Nhìn vào con số này có thể thấy việc xuất khẩu thanh long còn gặp khó; sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành rau quả trong thời gian tới.
Vì vậy, ngoài việc thúc đẩy thông thương thanh long vào thị trường Trung Quốc; việc chuyển hướng vào thị trường tiềm năng đã được nhiều doanh nghiệp tính đến.
Công ty CP Nafoods Tây Bắc chuyên xuất khẩu chanh leo sang thị trường EU; nhưng bắt đầu từ năm nay họ đang tính đến việc đưa thêm trái thanh long của Bình Thuận, Long An sang EU.
Bà Phan Thu Thủy – Giám đốc Kinh doanh Công ty CP Nafoods Tây Bắc cho biết: “Thực tế chúng tôi đã đưa thanh long đi rồi nhưng số lượng ít. Thời gian tới, chúng tôi hướng đến xuất khẩu nhiều hơn, dài hạn hơn”.
Theo các doanh nghiệp, EU là thị trường ưu chuộng trái thanh long; tuy nhiên việc đầu tư vườn trồng đủ tiêu chuẩn không phải ai cũng làm được. Số tiền đầu tư gần gấp đôi việc trồng thanh long đại trà.
Nắm bắt được thực tế này, ngoài việc hướng đến thị trường cấp cao; với tiêu chuẩn khắt khe thì Bộ Công Thương còn hướng các doanh nghiệp trong nước tìm đến thị trường khá tiềm năng như Ấn Độ, Pakistan.
Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tổ chức hội nghị giao thương trực tuyến; trên quy mô toàn cầu để tiếp tục tìm đầu ra cho trái thanh long.
Hướng đến thị trường tiềm năng: Ấn Độ
Hiện việc tiêu thụ thanh long tại hai địa phương có diện tích trồng lớn; và đang bước vào vụ thu hoạch là Bình Thuận và Long An đang là bài toán cam go nhất. Trong đó, Bình Thuận tính đến tháng 6/2021; diện tích trồng thanh long là 33.750 ha; sản lượng năm nay dự kiến đạt 650.000 tấn quả; Long An cũng dự kiến đạt sản lượng 330.000 tấn quả/năm.
Tại hội nghị, đại diện sở công thương hai tỉnh này; đều mong muốn nhận được sự hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho bà con nông dân; hợp tác xã trồng thanh long trong bối cảnh dịch bệnh căng thẳng.Trước tình hình đó, theo các chuyên gia, cả trước mắt và lâu dài; để phát triển xuất khẩu cho trái thanh long Việt; nước ta cần nhanh chóng hỗ trợ tìm kiếm các thị trường tiềm năng mới. Trong đó, chú trọng các thị trường Việt Nam đã ký kết hiệp định thương mại; để tận dụng cơ hội từ ưu đãi thuế quan.