Sự bùng phát trở lại của đại dịch đang ngày càng làm trầm trọng thêm những khó khăn mà các doanh nghiệp xây dựng hay kinh doanh bất động sản phải hứng chịu. Đứng trước bối cảnh đáng lo ngại này, Hiệp hội các nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC) đã đề xuất lên Chính phủ một số các giải pháp cấp bách nhằm giúp đỡ những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kể trên tháo gỡ vướng mắc, cố gắng cầm cự được qua thời điểm dịch bệnh này,… Theo đó, phương án mà VACC trình tới Chính phủ có nội dung thế nào? Hãy theo chân sipromi.com tìm hiểu trong bài viết ngày hôm nay nhé!
Mục Lục
Những khó khăn mà các doanh nghiệp xây dựng, bất động sản đang phải đối đầu
Dịch Covid-19 đang ảnh hưởng đến các hoạt động đầu tư xây dựng. Khi các công trường phải tạm ngừng vì giãn cách xã hội; chi phí bị “đội” lên đáng kể. Bên cạnh đó, từ cuối năm ngoái đến nay, nhiều nguyên liệu xây dựng đầu vào tăng giá đột biến. Thực trạng ấy càng tạo thêm gánh nặng cho các doanh nghiệp.
Từ đầu năm 2021, giá nguyên vật liệu xây dựng, từ kim loại đến nhựa, thiết bị điện,… tăng cao. Trung bình từ khoảng 20% đến 25%. Trong khi đa số các hợp đồng hiện nay đang áp dụng đơn giá cố định. Đồng thời không thể điều chỉnh so với thời điểm ký. Hiện nay, phần lớn các công trình xây dựng phải tạm dừng để đảm bảo các quy định y tế. Không thi công nhưng vẫn phải chi trả các chi phí cố định.
Ví dụ như lương công nhân, chi phí mặt bằng, máy móc. Doanh nghiệp xây dựng đang đứng trước nhiều khó khăn. Để các công trình được khởi động trở lại, việc cần thiết nhất là tiêm phòng vaccine cho tất cả công nhân. Tuy nhiên, có đến 70% đến 80% lao động của ngành xây dựng là lao động tự do. Họ không nằm trong diện ưu tiên.
Nội dung kiến nghị của VACC lên Chính phủ nhằm giúp đỡ doanh nghiệp vượt khó
VACC kiến nghị được giãn thời gian nộp thuế giá trị gia tăng từ quý II/2021 sang đầu năm 2022; giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp thời điểm từ tháng 04/2021 đến tháng 12/2021; các khoản vay ngân hàng phục vụ cho công trường, dự án nhưng phải dừng thi công do giãn cách chống dịch được tính lãi suất 0%; hoãn nộp tiền sử dụng đất cho các doanh nghiệp đến hết năm 2021; có phương án giảm giá thuê đất đặc biệt đối với các diện tích đất làm nhà kho, xưởng phục vụ thi công, sản xuất.
Cộng đồng doanh nghiệp xây dựng cũng mong muốn các Sở xây dựng địa phương cập nhật kịp thời, chính xác đơn giá các vật liệu xây dựng. Có vậy mới áp dụng được cho các công trình dùng vốn ngân sách có đơn giá phù hợp; tránh làm thiệt thòi cho các nhà thầu xây dựng. Đặc biệt, VACC đề nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ xây dựng hướng dẫn việc áp dụng quy định về điều kiện bất khả kháng đối với các hợp đồng giao nhận thầu thực hiện trong thời điểm giãn cách xã hội theo nguyên tắc Chỉ thị 16.
Đề xuất này của VACC được cập nhật từ ý kiến đề nghị của các doanh nghiệp hội viên trong cả nước. Tất cả đều mong được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm xem xét sớm. Từ đó có những quyết sách tháo gỡ, hỗ trợ kịp thời cho các doanh nghiệp xây dựng; giúp thực hiện được “mục tiêu kép”. Đó là vừa ổn định sản xuất vừa chống dịch an toàn.