Chuyên gia nhìn nhận: khả năng giảm giá của thị trường BĐS rất khó xảy ra

Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam ngày càng lo lắng về việc giá đất tăng trên cả nước. Vì nó có thể dẫn đến giá đất tăng theo chiều hướng xoắn ốc, làm tăng chi phí của các dự án nhà ở công cộng, cơ sở hạ tầng và giao thông. Đối với thị trường bị tổn hại nặng nề do dịch như BĐS, sự tăng trưởng sẽ gây nên nhiều nguy cơ. Các chuyên gia BĐS cũng đã đưa ra những phân tích, nhận định của mình. Đọc bài viết dưới đây của sipromi để hiểu rõ hơn.

Nhiều ý kiến khả quan về thị trường BĐS cuối năm

Nhiều ý kiến khả quan về thị trường BĐS cuối năm
BĐS đang trên đà hồi phục

Thị trường bất động sản trong quý II vừa qua đã không tạo ra lượng bất động sản tồn kho mới từ thị trường sơ cấp (thị trường mua bán trực tiếp với chủ đầu tư). Đây là một điểm đáng chú ý và gây bất ngờ trong đánh giá. Về thị trường bất động sản quý II do Bộ Xây dựng phát hành.

Theo đánh giá của một số chuyên gia lâu năm. Đây là hiện tượng hiếm xảy ra trên thị trường bất động sản nhiều năm qua. Khi nhà ở liên tục dư thừa, nhất là nhà ở giá cao. Bởi vậy, nhiều ý kiến khả quan về thị trường cuối năm vẫn được đưa ra.

Nguồn cung dự án mới đã giảm mạnh, do khan hiếm quỹ đất

“Điểm cuối cùng của tất cả các dòng tiền liên quan đến tài chính khi chốt lời đều liên quan đến bất động sản. Bản chất là khách hàng vẫn đang có tiền và họ muốn mua. Vì vậy, tôi đánh giá thị trường bất động sản vẫn khả quan”. Ông Nguyễn Thọ Tuyển – Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Bất động sản BHS cho biết.

Ông Trần Kim Chung – Phó viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương nhận định. “Dịch được kiểm soát, vaccine COVID-19 về đều đặn. Và vận hành vốn nước ngoài vào nền kinh tế như chúng ta đã kỳ vọng. Thị trường bất động sản cuối năm nay có thể tốt hơn cuối năm ngoái. Thậm chí, tốt hơn thời kỳ lịch sử đỉnh của chứng khoán”.

Báo cáo của Bộ Xây dựng cũng cho thấy, nguồn cung dự án mới đã giảm mạnh. Do khan hiếm quỹ đất và vướng mắc về thủ tục pháp lý. Trong quý II, cả nước chỉ có 69 dự án nhà ở thương mại được cấp phép. Chỉ bằng 21% so với cùng kỳ năm ngoái. Vì vậy, các chuyên gia nhìn nhận, khả năng giảm giá của thị trường rất khó xảy ra. Có chăng, chỉ có ở các dự án chưa đủ tính pháp lý, hoặc đất nền ở xa, thiếu hạ tầng.

Chờ cơ hội khi thị trường hồi phục

“Nhu cầu nhà ở của người dân vẫn rất cao và rõ ràng cung không đáp ứng được cầu. Vì vậy, hiện nay dự án nào được phép thi công, hoàn chỉnh thủ tục pháp lý sẽ rất thuận lợi”. Ông Nguyễn Quốc Hiệp – Chủ tịch Công ty Cổ phần Đầu tư Bất động sản GP Invest cho hay.

Trong khi nguồn cung nhà ở, đặc biệt là sản phẩm vừa túi tiền đang khan hiếm. Lượng BĐS tồn kho, chưa được giao dịch vẫn có ở các loại hình BĐS. Đang chịu tác động nặng nề của bệnh dịch như bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, với những dự án độc đáo, vị trí đắc địa. Vẫn được giới đầu tư mạnh về tài chính thu gom, chờ cơ hội khi thị trường hồi phục.

Giá đất sẽ tăng chậm những tháng cuối năm?

Giá đất sẽ tăng chậm những tháng cuối năm?
Giá BĐS tăng vào cuối năm nay

Giá nhà đất tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại trong quý II năm nay và dự báo sẽ tiếp tục tăng chậm trong nửa cuối năm nay.

Chứng khoán VnDirect vừa phát hành báo cáo ngành bất động sản, nhận định thị trường bất động sản có thể gặp khó khăn tạm thời trong quý III năm nay do dịch Covid-19 đang bùng phát. Tuy nhiên, các chuyên gia này kỳ vọng rằng thị trường sẽ nhanh chóng trở lại mạnh mẽ ngay khi dịch được kiểm soát.

Theo dự báo, giá nhà ở tại Hà Nội sẽ tăng chậm lại trong nửa cuối năm nay sau cơn sốt đất diện rộng trong những tháng đầu năm 2021, với giá đất tăng trung bình 14,5% so với cùng kỳ trong 4 tháng đầu năm 2020.

Các chuyên gia cũng tin rằng trong nửa cuối năm nay, giá bán nhà đất tại Hà Nội sẽ tiếp tục tăng trưởng chậm lại nhờ cơ quan quản lý siết chặt tại các vùng sốt đất. Trong khi đó, giá căn hộ sơ cấp tại Hà Nội sẽ duy trì đà tăng lành mạnh khoảng 4-6% so với cùng kỳ trong nửa cuối năm nay và năm sau.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *