Tiếp tục dự án nâng cấp đường băng Tân Sơn Nhất

Trước sự quay trở lại đầy bất ngờ của đại dịch với những diễn biến vô cùng phức tạp, hàng loạt các dự án đang thi công tại nước ta đã bắt buộc phải dừng lại tạm thời. Trong đó, dự án nâng cấp đường băng Tân Sơn Nhất cũng không phải ngoại lệ. Tuy nhiên, bằng các biện pháp nỗ lực phòng và chống lại dịch bệnh, vào ngày 25/08 vừa qua, dự án đã chính thức được hoạt động trở lại với sự tham gia của hơn 400 công nhân viên theo phương châm “3 tại chỗ”. Cụ thể, để được chấp thuận tiếp tục thi công, dự án cần phải tuân thủ theo những yêu cầu như thế nào? Cùng theo dõi câu trả lời với sipromi.com ngay trong bài viết sau đây các bạn nhé!

Việc tiếp tục cải tạo, nâng cấp đường băng Tân Sơn Nhất được chấp thuận

Việc tiếp tục dự án cải tạo đường băng Tân Sơn Nhất đã nhận được sự chấp thuận
Việc tiếp tục dự án cải tạo đường băng Tân Sơn Nhất đã nhận được sự chấp thuận

Trước đó, chiều 24/08, Uỷ ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã chấp thuận chủ trương triển khai thi công trở lại đối với dự án cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh, đường lăn cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất theo đề nghị của Ban quản lý dự án Mỹ Thuận. Ông Trần Văn Thi – Giám đốc Ban quản lý dự án Mỹ Thuận, Bộ Giao thông Vận tải cho biết. Dự án nâng cấp đường băng Tân Sơn Nhất đã thi công lại từ ngày 25/08; sau một thời gian bị gián đoạn.

Trước đó, dự án đã phải tạm dừng thi công từ ngày 05/08. Dự án cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh, đường lăn sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất được thực hiện theo Nghị quyết 41/NQ-CP ngày 09/04/2020 của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 03/2020. Nhằm tận dụng thời gian tần suất bay giảm. Bởi ảnh hưởng của dịch Covid-19 để thi công; nhằm không ảnh hưởng đến hoạt động bay.

Chi tiết về dự án cải tạo, nâng cấp đường băng của sân bay Tân Sơn Nhất

Với tổng mức đầu tư 2.015 tỷ đồng, dự án thực hiện cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh 25R/07L; và vuốt dốc vào các đường lăn nối W6, W4, NS1, E1; xây dựng các đường lăn thoát nhanh (W2, W4A), đường lăn song song (W11A); xây dựng, cải tạo nâng cấp các đoạn đường lăn nối (N1, W3, W5, W5A, W7, W9); xây dựng các công trình phục vụ quản lý bay, đèn tín hiệu, sơn kẻ tín hiệu; xây dựng hệ thống thoát nước và các công trình phụ trợ đồng bộ.

Dự án được chia thành hai giai đoạn. Trong đó giai đoạn 01 đã hoàn thành. Theo đó đưa vào khai thác đường băng 25R/07L, dài 03 km, rộng gần 46 mét; 04 đường lăn nối E1, NS1, W4, W6 cùng các công trình phụ trợ. Giai đoạn 02, dự án sẽ tiếp tục hoàn thiện các hạng mục còn lại. Phấn đấu kết thúc trước 31/12/2021.

Quy hoạch đến năm 2020, sân bay Tân Sơn Nhất đạt công suất 25 triệu lượt khách mỗi năm. Song từ năm 2017 nơi này đã đón gần 40 triệu lượt. Cũng từ năm 2017, các đường băng Tân Sơn Nhất bị xuống cấp và ngày càng nghiêm trọng. Bởi phải khai thác vượt tần suất thiết kế. Điều này dẫn đến tình trạng quá tải tại sân bay cả trong ra ngoài. Đặc biệt các dịp lễ, Tết.

Biện pháp đảm bảo tiến độ, an toàn trong quá trình cải tạo đường băng Tân Sơn Nhất

Công nhân viên tham gia dự án cải tạo tập trung theo phương châm "3 tại chỗ"
Công nhân viên tham gia dự án cải tạo tập trung theo phương châm “3 tại chỗ”

Để dự án triển khai theo đúng tiến độ, Bộ Giao thông vận tải đề nghị Uỷ ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh hỗ trợ bổ sung dự án này vào danh sách công trình thực sự cấp bách trên địa bàn thành phố. Đồng thời thống nhất cho phép dự án thi công trở lại kịp tiến độ hoàn thành dự án theo lệnh khẩn cấp của Chính phủ.

Thành phố giao cho Sở Y tế, Sở Giao thông vận tải thành phố và Uỷ ban Nhân dân quận Tân Bình hướng dẫn, giám sát bảo đảm an toàn công tác phòng dịch Covid-19 tại công trường. Cục Hải quan tạo điều kiện hỗ trợ thủ tục thông quan đối với các trang thiết bị nhập khẩu phục vụ dự án. Hiện hơn 400 cán bộ, công nhân viên tập trung theo phương châm “3 tại chỗ” trong khu vực dự án. So với thời điểm trước ngày 05/08 (dừng thi công) thì nhân sự giảm khoảng 20% so với trước.

Ngoài ra, Bộ Giao thông Vận tải còn yêu cầu Ban quản lý dự án Mỹ Thuận chỉ đạo các đơn vị tham gia nghiêm túc thực hiện phương án thi công an toàn; phòng chống dịch Covid-19. Trong đó lưu ý kiểm soát chặt chẽ nguồn cung cấp thức ăn; cơ chế người ra vào; cơ chế cung cấp vật liệu vào công trường,… đảm bảo các bước phải tầm soát kỹ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *